Quang cảnh phiên thảo luận tổ |
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Tổ trưởng điều hành phiên thảo luận Tổ gồm ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh.
Chính sách đột phá trong phát triển văn hóa
Thảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2030 sẽ tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội và tạo sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh - Bùi Thị Quỳnh Thơ tham gia thảo luận |
Theo đó Chương trình phải tổng thể, đồng bộ, hiệu quả; làm rõ các mục tiêu tổng thể, mục tiêu chi tiết theo từng giai đoạn; đánh giá sâu tính khả thi từng dự án thành phần, tác động kinh tế - xã hội, tác động về giới, từ đó đề xuất tổng mức vốn đầu tư phát triển, phân bổ vốn hằng năm, khả năng thực hiện, giải ngân Chương trình phù hợp.
Đề cập về các Chương trình mục tiêu quốc gia liên quan, đại biểu đề nghị phải đảm bảo không trùng lắp, chồng lấn nhưng hỗ trợ, phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung. Quy định cụ thể mục tiêu, đối tượng, nội dung, cơ quan thực hiện, vốn, nguồn vốn, cơ quan chịu trách nhiệm, sản phẩm đầu ra của dự án.
Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH Cao Bằng - Bế Minh Đức |
Về nguồn lực, các đại biểu đề nghị phân định rõ các nội dung, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển văn hóa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chi thường xuyên; xác định rõ khả năng huy động nguồn vốn, tỉ lệ giữa vốn ngân sách trung ương và địa phương; cụ thể hóa các giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa. Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình, tiến độ thực hiện, bổ sung hướng dẫn về cơ chế, chính sách quản lý, vận hành các thiết chế được đầu tư xây dựng sau khi Chương trình kết thúc.
Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động
Các đại biểu khẳng định, Luật Công đoàn hiện hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, các đại biểu băn khoăn qua 10 năm thi hành, Luật Công đoàn bộc lộ những bất cập như: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh còn hẹp; hệ thống tổ chức, việc phân công, phân cấp, phân quyền còn bất cập; một số quy định về tài chính công đoàn còn chung chung, chưa rõ cơ chế giám sát và việc thực hiện công khai, minh bạch; cơ chế bảo đảm thực thi quyền công đoàn, cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn chưa đầy đủ, tính khả thi không cao.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Trần Đình Gia |
Góp ý hoàn thiện dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu đề nghị cần rà soát, hoàn thiện thể chế, xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng tài sản công đoàn phù hợp thực tiễn. Mở rộng các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của công đoàn cần kiến nghị xử lý. Xác định rõ cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn; bổ sung thẩm quyền, trình tự giải quyết tranh chấp giữa tổ chức công đoàn với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Cần cung cấp thông tin cụ thể về tình hình thu, chi, sử dụng 2% kinh phí công đoàn, về chậm đóng, trốn đóng, không thu được kinh phí công đoàn; quy định rõ hành vi chậm đóng kinh phí công đoàn; các tiêu chí minh bạch và dễ thực hiện cho từng hình thức công khai; các nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt, quy định rõ nội dung phân bổ nguồn kinh phí công đoàn, làm cơ sở công khai tài chính.
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Cà Mau - Đinh Ngọc Minh |
Phân cấp, phân quyền, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
Thảo luận tại tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị phải đánh giá đầy đủ, toàn diện, đúng thực trạng, nhu cầu, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tính khả thi, hiệu quả của Chương trình. Từ đó, phân công rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp theo hướng tinh gọn đầu mối, tăng phân cấp, phân quyền cho địa phương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý; bố trí nguồn lực, xác định ưu tiên đầu tư nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách, tạo đột phá trong phát triển văn hóa. Cần quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các di sản đã được Unesco vinh danh; đầu tư thiết chế văn hoá cơ sở, đa chức năng tạo không gian sinh hoạt gắn kết cộng đồng kết hợp công năng là nơi tránh trú khi có thiên tai.
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng phát biểu kết thúc buổi thảo luận tổ |
Đối với dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh cho rằng phải quy định cụ thể các điều kiện cần thiết về việc gia nhập và hoạt động của đoàn viên công đoàn là người nước ngoài; rà soát, sửa đổi cơ chế quản lý tài chính công đoàn chặt chẽ, công khai, minh bạch và hiệu quả; các chính sách đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính kế thừa, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng, tinh gọn tổ chức, bộ máy hoạt động công đoàn./.
Tin mới cập nhật
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)
- Điều tiết tiêu dùng góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường ( 28/11)