Thảo luận tại hội trường về dự án Luật báo vệ và kiểm dịch thực vật
EmailPrintAa
16:36 29/10/2013

Ngày 29-10-2013, buổi sáng Quốc hội thảo luận về dự án Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, buổi chiều Quốc hội tập trung thảo luận ở tổ về: Công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án; về kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội; về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.

Tham gia thảo luận tại hội trường về dự án Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đại biểu Phạm Thị Phương( Đoàn Hà Tĩnh) cho rằng: Thời gian qua việc quản lý thuốc BVTV của nước ta đã bộc lộ nhiều hạn chế như: thuốc BVTV giả, kém chất lượng không được phát hiện thu hồi đã đến tay người nông dân gây thất thiệt cho mùa màng; việc người nông dân sử dụng Thuốc BVTV không đúng cách không có trang phục bảo hộ lao động, thu hoạch nông sản không đúng thời gian qui định đã ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người sử dụng và sức khỏe người tiêu dùng nông sản; việc kiểm tra tồn dư thuốc BVTV ở nông sản chưa được chú trọng gây tâm lý hoài nghi lo âu cho người sự dụng nông sản không biết sản phẩm mình sử dụng có an toàn và đảm bảo vệ sinh thực phẩm hay không; việc quản lý bao bì thuốc BVTV chưa được thực hiện rồi cả đến việc thanh kiểm tra đánh giá ảnh hưởng đên môi trường xung quanh, sức khỏe cộng đồng xung quanh các cơ sở sản xuất thuốc BVTV cũng có nhiều kẻ hở. Cử tri và nhân dân mong mỏi khi luật BV và KDTV có hiệu lực những bất cập trên được khắc phục cơ bản. Vì vậy ĐB đề nghị một số vấn đề sau:

Về hoạt động BV và KDTV Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các nhà sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật xây dựng hệ thống thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật và bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; thực hiện việc tập huấn, phổ biến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc BVTV. Về trách nhiệm quản lý nhầ nước của Chính phủ, đề nghị cần làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc kiểm tra mức độ tồn dư thuốc BVTV trên nông sản, hiện nay đang qui định Bộ y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ NN và PTNT thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố mất an toan thực phẩm do sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông sản là còn chung chung và chưa mang tính chủ động kiểm tra. Cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đánh giá tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư ở gần cơ sở sản xuất thuốc BVTV, không được để việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân. Về trách nhiệm của Bộ Y tế, đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm cảnh báo những tác động xấu lên sức khỏe con người trong quá trình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV, vì: thời gian vừa qua với sự phát triển của khoa học đã làm tăng số lượng các chủng loại thuốc BVTV, sự sử dụng thuốc BVTV không đúng quy trình có liên quan đến sự gia tăng các bệnh ung thư và một số hệ lụy xã hội khác. Về tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật cần thực hiện đúng qui định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về BVMT có sự giám sát của các cơ quan chức năng. Về thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng cần có qui định rõ ai là người kiểm tra việc này, và xử phạt như thế nào khi UBND các cấp không thực hiện những qui định trên ( dự thảo luật và 2 nghị định của chính phủ chưa làm rõ việc này) . Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần cụ thể hoá thêm một số nội dung ở điều 63, điều 73 trong dự án luật …


    Ý kiến bạn đọc