Thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ
EmailPrintAa
17:36 07/01/2022

Chiều 7/01/2022, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Đồng chí Trần Đình Gia, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh và Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu IV chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh
Đồng chí Trần Đình Gia, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh và Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu IV chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh

Dự thảo Nghị quyết bao gồm các nội dung về: Quản lý tài chính-ngân sách nhà nước; quản lý đất đai; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, cục bộ quy hoạch chung đô thị; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ; khu liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp.

Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (sau khi thưởng vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước) và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% quy định tại các điểm b, c, d, g, h, i, và q khoản 1, Điều 35 của Luật Ngân sách Nhà nước, nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, đã đơcj các đại biểu đồng tình nhất trí với chủ trương, sự cần thiết ban hành và các nội dung trong dự thả Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương có vị trí trung tâm Vùng đồng bằng sông Cửu Long mang những đặc trưng cơ bản của một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội và là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 59-NQ/TW, phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển thành phố Cần Thơ nhanh và bền vững, phấn đấu thực hiện mục tiêu của Bộ Chính trị đã đề ra. Tuy nhiên, để Nghị quyết có tính khả thi, Quốc hội cần làm rõ một số nội dung sau:

Thứ nhất, về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước (Điều 3, dự thảo NQ)

Tại khoản 1, quy định về việc “ cho phép Thành phố Cần Thơ được vay không vượt quá 60% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp ”, như vậy mức dư nợ vay này tương đối cao so với dự toán thu của thành phố (Dự toán thu năm 2022 Trung ương giao TP Cần Thơ là 11.117 tỷ đồng). Trong khi Hà Tĩnh dự toán thu năm 2022 Trung ương giao 14.500 tỷ đồng, mức dư nợ vay chỉ không vượt quá 20% số thu ngân sách địa phương. Tăng thu nội địa tiền đất của TP Cần Thơ được giao (1.500 tỷ đồng) tương đương với Hà Tĩnh (1.400 tỷ đồng). Việc áp dụng cơ chế cho dư nợ vay cao thì sẽ dẫn đến áp lực trả nợ và lãi vay lớn cho thành phố những năm tiếp theo, nếu không có bước đột phá về kinh tế thì sẽ khó khăn hơn. Do đó đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc quy định này.

Tại khoản 2, quy định “ hằng năm ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia và một số khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% so với dự toán…”. Hiện nay, Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương khoảng 10%/năm là địa phương duy nhất trong 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có điều tiết về ngân sách Trung ương (tự cân đối, mặc dù không nhiều: 10% khoảng 1.100 tỷ đồng/năm, nếu có tăng thu thì 70% cũng khoảng 300 tỷ đồng/năm là số tương đối không lớn). Do đó tỷ lệ bổ sung có mục tiêu cho TP Cần Thơ như vậy là phù hợp (tuy số tuyệt đối không lớn).

Tại khoản 3, về chính sách phí, lệ phí trên địa bàn thành phố, cơ chế này tạo điều kiện chủ động cho địa phương (do không phải điều tiết cho ngân sách Trung ương), tuy nhiên do số giao thu phí, lệ phí của Cần thơ chỉ 160 tỷ đồng/năm (Hà Tĩnh 150 tỷ đồng/năm) nên với cơ chế này có tăng cũng không đáng kể.

Thứ hai, về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý (Điều 6, dự thảo NQ)

Cơ chế cho phép HĐND thành phố được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố (sau khi bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền) và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do Thành phố quản lý theo hiệu quả công việc với mức không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo là phù hợp, có như vậy mới thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ cao.

Đây là một quy định rất hợp lý, tuy nhiên, đề nghị Quốc hội xem xét, áp dụng cơ chế này cho tất cả các địa phương, địa phương nào tự cân đối được nguồn cải cách tiền lương hằng năm thì HĐND tỉnh được quyền xem xét quyết định sử dụng nguồn còn dư trong đó có nội dung bổ sung chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể, nhất là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Xuân Hoa

    Ý kiến bạn đọc