Ngày 29/5/2012, buổi sáng Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật giám định tư pháp và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật giám định tư pháp. Đã có 32 ý kiến phát biểu/ 51 vị đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu về dự án luật. Về những vấn đề chung, các vị đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tính cần thiết ban hành dự án Luật Giám định tư pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động giám định tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp, phục vụ kịp thời cho hoạt động tố tụng và góp phần bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường để Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trên cơ sở nội dung thảo luận và đã được Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tại kỳ họp thứ 2 (tháng 11 năm 2011), các đại biểu Quốc hội tập trung đi sâu thảo luận vào 3 nội dung trọng tâm của dự thảo luật, đó là:Về nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, đa số các ý kiến đồng ý với quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định rõ hơn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật. Rà soát để bổ sung quy định một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thích hợp khác đã và đang được thực hiện trên thực tế như: tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa cơ sở.
Về đối tượng đặc thù được ưu tiên trong phổ biến, giáo dục pháp luậtmột số ý kiến cho rằng ngoài một số đối tượng đặc thù như trong dự thảo Luật đã quy định đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu tổng kết để có quy định mở rộng phạm vi đối tượng đặc thù cho phù hợp với điều kiện, yêu cầu của từng thời kỳ.
Về trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đa số các ý kiến tán thành quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc hộivề quy định trách nhiệm cho các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủtrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bổ sung quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ngày mai, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường để nghe và thảo luận đóng góp ý kiến vào 3 dự án luật khác
Tin mới cập nhật
- Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thông qua các dự án Luật, Nghị quyết và bế mạc ( 20/11)
- Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông quốc gia ( 13/11)
- Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ( 12/11)
- Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Tĩnh ( 10/11)
- Quy định rõ nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề ( 09/11)
- Đại biểu Quốc hội góp ý chi tiết về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng ( 09/11)