Thường trực HĐND là trung tâm, linh hồn của toàn bộ hoạt động của HĐND. Với ý nghĩa đó, từng thành viên và tập thể Thường trực luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, nhanh nhạy, chủ động, sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho HĐND nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
Điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban
Muốn điều hòa, phối hợp tốt hoạt động của các ban, Thường trực HĐND cần chủ động chỉ đạo việc xây dựng Quy chế hoạt động (bao gồm cả Quy chế hoạt động của Thường trực và Quy chế hoạt động của các ban). Đầu nhiệm kỳ 2011-2016, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương đã chủ động xây dựng quy chế hoạt động, trong đó phân công rõ trách nhiệm mỗi thành viên trong việc theo dõi hoạt động từng lĩnh vực, từng ban HĐND; quy định rõ chế độ làm việc, báo cáo, phối hợp công tác giữa Thường trực với các ban. Đây là cơ sở quan trọng định hướng cho việc xây dựng Quy chế làm việc và triển khai thực hiện công tác của mỗi ban HĐND.
Thường trực HĐND chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt công tác chuẩn bị, tham mưu xây dựng nghị quyết về chương trình giám sát, chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND. Đối với những nghị quyết ban hành có tính chuyên biệt, lĩnh vực sẽ phân công rõ việc thẩm tra đối với từng ban, một số nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực sẽ do Thường trực phân công các ban chủ trì và phối hợp tại Hội nghị Thường trực và các ban theo quy định. Do phân rõ trách nhiệm của từng ban nên việc tổ chức giám sát sẽ tránh được chồng chéo, tạo điều kiện làm việc bình thường cho các đối tượng chịu sự giám sát. Thực tế hoạt động những năm qua, một năm HĐND tỉnh tổ chức 4 cuộc giám sát chuyên đề, sẽ có 2 đoàn giám sát báo cáo kết quả vào kỳ họp giữa năm, 2 đoàn báo cáo tại kỳ họp cuối năm. Thực hiện như vậy tránh được sự chồng chéo cho đối tượng giám sát, giảm tải cho các kỳ họp HĐND, tập trung được thời gian, trí tuệ của đại biểu và có ý nghĩa xã hội lớn khi tổ chức hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.
Do thực tế có nhiều vấn đề phát sinh nên việc tổ chức các hội nghị giữa Thường trực và các ban theo định kỳ hết sức cần thiết; đồng thời Thường trực tham dự các phiên họp của các ban HĐND để trao đổi, thống nhất thực hiện. Việc trao đổi thông tin thường xuyên sẽ khắc phục kịp thời những vấn đề chương trình, kế hoạch hoạt động chưa dự trù hết, kịp thời lấp đầy các khoảng trống để việc điều hòa, phối hợp hoạt động của HĐND đạt hiệu quả cao nhất.
Giữ mối liên hệ với các tổ đại biểu
Đối với HĐND cấp tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND cơ bản được sắp xếp theo đơn vị hành chính cấp huyện. Do đặc thù công tác nên mối quan hệ giữa các tổ đại biểu với Thường trực HĐND và với hoạt động của HĐND còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Hoạt động thông thường nhất của các tổ đại biểu là tham dự các hội nghị TXCT. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiều công việc thuộc trách nhiệm của tổ trưởng và tập thể tổ đại biểu HĐND, nhưng trên thực tế hoạt động còn rất hạn chế. Chính vì vậy thời gian qua, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương yêu cầu văn phòng theo dõi sát hoạt động của các tổ đại biểu. Trước hết là việc tham dự các hội nghị TXCT theo quy định, cán bộ Văn phòng theo dõi việc tham dự của các đại biểu và báo cáo Thường trực HĐND. Một số trường hợp vắng mặt không có lý do quá nhiều sẽ được tổng hợp và báo cáo HĐND tại kỳ họp thông qua Báo cáo hoạt động của Thường trực và các ban HĐND. Việc theo dõi các kỳ họp HĐND, luân phiên chủ trì các phiên thảo luận tổ thực hiện nề nếp sẽ thấy rõ hiệu quả trong việc nâng cao ý thức, tập trung thời gian, trí tuệ của đại biểu vào các hoạt động chung của HĐND.
Trong các hoạt động thường xuyên, Thường trực HĐND yêu cầu Tổ trưởng có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, kiến nghị đã tiếp thu qua các hội nghị TXCT gửi về Thường trực HĐND; đồng thời đôn đốc các tổ viên họp theo quy định, gửi phiếu hoạt động đại biểu và tổng hợp câu hỏi chất vấn của tổ trước các kỳ họp HĐND. Qua đó, hoạt động của các tổ đại biểu có hiệu quả rõ rệt.
Bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động của HĐND
Thường trực HĐND có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, việc ban hành chính sách và tổ chức các hoạt động giám sát của HĐND... Đặc biệt, Thường trực HĐND chỉ đạo trực tiếp bộ máy Văn phòng phục vụ hoạt động của HĐND. Văn phòng là cơ quan tham mưu tích cực, chuẩn bị các điều kiện vật chất, tổ chức sự kiện và phục chung hoạt động của HĐND. Việc tham mưu, phục vụ của Văn phòng đã đóng góp hết sức tích cực vào thành công chung trong hoạt động của cơ quan dân cử địa phương. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức chưa thực sự thống nhất và ổn định trên phạm vi toàn quốc. Đội ngũ cán bộ Văn phòng còn thiếu nhiều so với yêu cầu công việc và quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của HĐND trong tình hình mới. Việc xây dựng quy hoạch, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, luân chuyển cán bộ còn nhiều khó khăn. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Văn phòng còn bất cập. Công tác khen thưởng chưa rõ ràng, chưa động viên được kịp thời, thỏa đáng những cán bộ có nhiều cố gắng. Bộ máy Văn phòng phục vụ HĐND chưa thành hệ thống từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.
Thực tế công tác hiện nay, đội ngũ chuyên viên được ví như biết tuốt. Chuyên viên tham mưu cho Thường trực, các ban tổ chức giám sát thường xuyên, chuyên đề, nhiều nội dung đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật rất sâu, từ đất đai, xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách, quy hoạch, văn hóa xã hội đến pháp chế... Chuyên viên tham mưu cho Thường trực và các ban xây dựng những dự thảo nghị quyết chuyên đề trình HĐND quyết định. Trong công tác quản lý hành chính nhà nước, UBND có các sở ngành chuyên môn; các sở ngành có các phòng, đơn vị chức năng để tham mưu. Nhưng, HĐND cấp tỉnh thường chỉ có khoảng 8 chuyên viên Phòng Công tác HĐND tham mưu các lĩnh vực. Xin nêu thực trạng về công việc và đội ngũ cán bộ làm so sánh.
Vấn đề này, trong nhiều diễn đàn, đặc biệt là Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành các khu vực đã phản ánh và kiến nghị rất nhiều. Tuy vậy, trong điều kiện và hoàn cảnh như hiện nay, khi mà những điều chỉnh về mặt chính sách đối với bộ máy Văn phòng nói riêng và những cơ chế bảo đảm nói chung cho hoạt động của HĐND chưa kịp thời, Thường trực HĐND, trong phạm vi thẩm quyền và khả năng của mình cần chỉ đạo việc xây dựng Nghị quyết về chế độ chi tiêu của HĐND, trong đó dành những phần kinh phí nhất định theo khả năng ngân sách để phục vụ các hoạt động của HĐND, quan tâm đến đội ngũ cán bộ Văn phòng; tạo cơ chế trao đổi thông tin tích cực nhất giữa đội ngũ chuyên viên với lãnh đạo Thường trực, các ban và lãnh đạo Văn phòng, đặc biệt là nêu cao vai trò tham mưu của đội ngũ chuyên viên. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND cần quan tâm công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ Văn phòng; kịp thời động viên, khen thưởng những cán bộ nỗ lực, trách nhiệm với hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Tin mới cập nhật
- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chung vui ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc tại thôn An Phúc Lộc, Xuân Liên, Nghi Xuân ( 09/11)
- Can Lộc cần phối hợp với các đơn vị mỏ đôn đốc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản ( 08/11)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Kỳ Anh ( 01/11)
- Thạch Hà : Phối hợp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản ( 31/10)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Hương Sơn ( 25/10)
- Huyện Nghi Xuân chủ động đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đóng cửa mỏ sau khi khai thác khoáng sản ( 24/10)