Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của HĐND, Thường trực, các ban và đại biểu HĐND. Tuy nhiên một số quy định chưa cụ thể, thiếu điều kiện bảo đảm cho Thường trực, các ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND hoạt động dẫn đến việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND đôi khi còn hình thức, chưa hiệu quả.

"> Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của HĐND, Thường trực, các ban và đại biểu HĐND. Tuy nhiên một số quy định chưa cụ thể, thiếu điều kiện bảo đảm cho Thường trực, các ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND hoạt động dẫn đến việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND đôi khi còn hình thức, chưa hiệu quả.

" /> Để Hội đồng nhân dân giám sát hiệu quả cần phải có chế tài cụ thể Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của HĐND, Thường trực, các ban và đại biểu HĐND. Tuy nhiên một số quy định chưa cụ thể, thiếu điều kiện bảo đảm cho Thường trực, các ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND hoạt động dẫn đến việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND đôi khi còn hình thức, chưa hiệu quả.

"> Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của HĐND, Thường trực, các ban và đại biểu HĐND. Tuy nhiên một số quy định chưa cụ thể, thiếu điều kiện bảo đảm cho Thường trực, các ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND hoạt động dẫn đến việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND đôi khi còn hình thức, chưa hiệu quả.

" />
Để Hội đồng nhân dân giám sát hiệu quả cần phải có chế tài cụ thể
EmailPrintAa
17:05 12/06/2013

Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của HĐND, Thường trực, các ban và đại biểu HĐND. Tuy nhiên một số quy định chưa cụ thể, thiếu điều kiện bảo đảm cho Thường trực, các ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND hoạt động dẫn đến việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND đôi khi còn hình thức, chưa hiệu quả.

Nhiệm kỳ 2004 – 2011, Thường trực, các ban HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giám sát linh hoạt, sáng tạo ngay từ khi xây dựng chương trình giám sát đến khi theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát. Cụ thể, chương trình giám sát năm của HĐND tỉnh, Thường trực, các ban HĐND được xây dựng theo hướng chọn vấn đề cử tri, đại biểu, các ban HĐND, MTTQ cùng cấp quan tâm. Tổ chức mỗi cuộc giám sát, Đoàn giám sát thường đến ít nhất 3 cơ sở: nơi thực hiện nội dung giám sát tốt, nơi thực hiện chưa tốt và nơi đang gặp khó khăn, nghe thông tin từ các cơ quan, tổ chức liên quan trước khi nghe cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh báo cáo, giải trình các vấn đề liên quan để xem xét thấu đáo vấn đề; tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu liên quan trước khi giám sát. Vì vậy, đa số kết luận giám sát của Thường trực, các ban HĐND xác định rõ ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân về nội dung giám sát, tạo được sự đồng thuận cao của các cơ quan, tổ chức liên quan.

Sau giám sát, Thường trực, các ban HĐND tỉnh giao cơ quan Văn phòng trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát. Đối với những nội dung chậm được giải quyết, qua tổng hợp Thường trực HĐND tỉnh có thể đưa ra chất vấn tại kỳ họp để tiếp tục đôn đốc việc thực hiện. Một số trường hợp, Thường trực HĐND tổ chức tái giám sát, tiếp tục kiến nghị và đeo bám đến cùng, chọn vấn đề nổi cộm, phối hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh ghi hình trực tiếp phỏng vấn thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát để nhân dân theo dõi, tạo dư luận xã hội tích cực nhằm thúc đẩy tiến độ giải quyết. Đối với những vấn đề bức xúc, giải quyết kéo dài, HĐND tổ chức điều trần để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Những nội dung đưa ra điều trần nhìn chung được xử lý, giải quyết đáp ứng yêu cầu, được cử tri và đại biểu đánh giá cao.

Xác định rõ mục đích khi chọn nội dung, đối tượng giám sát, kết luận giám sát cụ thể, rõ ràng, thuyết phục, cùng với tích cực đôn đốc thực hiện nên nhiều nội dung giám sát đã được cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc, đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn những yêu cầu, kiến nghị sau giám sát chậm được khắc phục, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn giám sát còn chậm hoặc không triển khai, không báo cáo kết quả thực hiện đến Thường trực, các ban HĐND theo luật định. Việc đôn đốc, theo dõi, giám sát thực hiện kết luận giám sát nhiều lúc chưa thường xuyên, kiên quyết, chủ yếu giao cho chuyên viên giúp việc đảm nhận.

Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định, khi giám sát phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, Thường trực, các ban, đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để chấm dứt, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước và các bên liên quan. Tuy nhiên, có những cuộc giám sát kết luận nêu rõ yêu cầu, nội dung, có địa chỉ, có chứng lý rõ ràng để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhưng sau một thời gian đã rơi vào... lãng quên, do cơ quan, đơn vị được giám sát viện nhiều lý do khó khăn để chậm thực hiện. Một số địa phương có đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, thậm chí xuất hiện điểm phức tạp nhưng chính quyền sở tại và đại biểu HĐND được bầu ở nơi đó chậm vào cuộc... Hạn chế trên trước hết do mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu chưa được giải quyết thỏa đáng nên vẫn còn những đại biểu chưa thật sự đáp ứng yêu cầu hoạt động; tỷ lệ đại biểu của các cơ quan hành chính trong HĐND tỉnh vẫn còn khá cao; đại biểu hoạt động kiêm nhiệm chiếm đa số. Đại biểu chuyên trách vừa ít lại thường không được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời; hơn nữa kỹ năng thảo luận, đánh giá vấn đề còn hạn chế do thiếu kiến thức chuyên ngành, nhất là ở những nội dung chuyên sâu trên các lĩnh vực... Trong hoạt động giám sát chưa có văn bản chính thức hướng dẫn và phân định rõ nhiệm vụ của HĐND, tính ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND...

Từ thực tế trên có thể thấy, để HĐND giám sát hiệu quả, trước hết trong cơ cấu đại biểu cần quan tâm đến sự cân đối giữa số lượng và chất lượng, sớm điều chỉnh số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, nhất là đối với những địa phương đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Thường xuyên cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin cần thiết giúp đại biểu HĐND nâng cao kiến thức; tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa HĐND các tỉnh, thành trong cả nước. Quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là kỹ năng giám sát, tiếp xúc cử tri, đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động chất vấn tại kỳ họp. Về phía đại biểu HĐND, phải gắn bó với cử tri, lắng nghe và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, tăng cường hoạt động khảo sát, giám sát, tích cực đôn đốc các cơ quan thẩm quyền giải quyết thỏa đáng các ý kiến, nguyện vọng của cử tri...

Bên cạnh những yếu tố trên, cần có chế tài cụ thể để HĐND giám sát hiệu quả. Cụ thể, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND, ban hành Luật Giám sát của HĐND. Trong đó, chú trọng bảo đảm các chế tài đủ mạnh để HĐND hoạt động thực quyền hơn, đại biểu HĐND phát huy hiệu quả chức năng giám sát, nhất là có chế tài cụ thể xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành nội dung yêu cầu qua giám sát. Cũng cần ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Thi đua khen thưởng đối với cơ quan dân cử ở địa phương nhằm động viên, khen thưởng kịp thời các đại biểu có thành tích trong hoạt động của HĐND.


    Ý kiến bạn đọc