Thực tế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND ngày càng sinh động, đặc biệt các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất hiệu quả của Quốc hội thời gian qua đã giúp cho HĐND các cấp có thêm nhiều kinh nghiệm hay. Tuy nhiên quá trình thực hiện ở HĐND các cấp còn nhiều tồn tại, thiếu sót cần sớm được khắc phục.

"> Thực tế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND ngày càng sinh động, đặc biệt các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất hiệu quả của Quốc hội thời gian qua đã giúp cho HĐND các cấp có thêm nhiều kinh nghiệm hay. Tuy nhiên quá trình thực hiện ở HĐND các cấp còn nhiều tồn tại, thiếu sót cần sớm được khắc phục.

" /> Để phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND hiệu quả hơn Thực tế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND ngày càng sinh động, đặc biệt các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất hiệu quả của Quốc hội thời gian qua đã giúp cho HĐND các cấp có thêm nhiều kinh nghiệm hay. Tuy nhiên quá trình thực hiện ở HĐND các cấp còn nhiều tồn tại, thiếu sót cần sớm được khắc phục.

"> Thực tế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND ngày càng sinh động, đặc biệt các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất hiệu quả của Quốc hội thời gian qua đã giúp cho HĐND các cấp có thêm nhiều kinh nghiệm hay. Tuy nhiên quá trình thực hiện ở HĐND các cấp còn nhiều tồn tại, thiếu sót cần sớm được khắc phục.

" />
Để phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND hiệu quả hơn
EmailPrintAa
07:11 12/03/2012

Thực tế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND ngày càng sinh động, đặc biệt các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất hiệu quả của Quốc hội thời gian qua đã giúp cho HĐND các cấp có thêm nhiều kinh nghiệm hay. Tuy nhiên quá trình thực hiện ở HĐND các cấp còn nhiều tồn tại, thiếu sót cần sớm được khắc phục.

Luật Tổ chức HĐND và UBND sửa đổi năm 2003 ra đời giúp hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND các cấp có hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao vai trò quyền lực của cơ quan dân cử các cấp. Tuy nhiên hiệu quả chất vấn và trả lời chất vấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ nhận thức của đại biểu và vai trò điều hành của chủ toạ kỳ họp. Chính vì thế chất vấn và trả lời chất vấn ở kỳ họp HĐND cấp tỉnh thường hiệu quả hơn ở HĐND cấp huyện và ở HĐND huyện lại hiệu quả hơn HĐND cấp xã.

Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được quy định tại điều 61 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và được hướng dẫn rõ hơn tại điều 53, 54 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005. Theo quy định tại điều 61 Luật Tổ chức HĐND và UBND thì tại kỳ họp HĐND, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau: “Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu và gửi đến Thường trực HĐND. Thường trực HĐND chuyển chất vấn đến người bị chất vấn và tổng hợp các chất vấn để báo cáo HĐND”. Sau đó, người bị chất vấn trả lời trực tiếp các nội dung chất vấn... Tuy nhiên thực tiễn những năm qua cho thấy: tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cấp, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo nhiều cách.

Thông thường HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn như điều 61 Luật Tổ chức HĐND và UBND. Ngoài ra các cấp HĐND còn thực hiện theo nhiều cách khác, như: chủ toạ kỳ họp gợi ý những vấn đề chính, trên cơ sở đó đại biểu tham gia chất vấn trực tiếp; chủ tọa kỳ họp mời các cơ quan liên quan lên trả lời ý kiến cử tri, sau đó các đại biểu căn cứ vào nội dung trả lời để chất vấn làm rõ vấn đề đã được trả lời; hoặc chủ toạ kỳ họp để các đại biểu thảo luận gắn với việc chất vấn những vấn đề liên quan, cách này thường thực hiện ở kỳ họp HĐND cấp xã.

Thực tế, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND ngày càng sinh động, đặc biệt các phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất hiệu quả của Quốc hội thời gian qua đã giúp HĐND các cấp có thêm nhiều kinh nghiệm hay để phát huy hiệu quả chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của cơ quan dân cử địa phương. Tuy nhiên quá trình thực hiện ở HĐND các cấp cũng còn nhiều tồn tại, thiếu sót cần sớm được khắc phục:

Theo điều 41 Luật Tổ chức HĐND và UBND thì: “Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cùng cấp”. Thế nhưng thời gian qua có nhiều kỳ họp HĐND các cấp, do không nắm chắc về Luật nên nhiều nơi đã để đại biểu HĐND chất vấn giám đốc các doanh nghiệp, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Chủ tịch UBND cấp dưới...

Theo điều 61 của Luật: “HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.” Luật nêu như vậy nên hầu như rất ít nơi ra nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn. Chủ yếu là sau khi chất vấn và trả lời chất vấn, chủ tọa kỳ họp xin ý kiến của các đại biểu HĐND, nếu nhất trí thì không ra nghị quyết riêng nữa.

Mục 4 điều 53 Quy chế hoạt động của HĐND nêu rõ: người trả lời chất vấn “có trách nhiệm báo cáo với HĐND bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa, tiếp thu, ghi nhận tại kỳ họp trước”. Trong thực tiễn việc làm này cũng rất ít được thực hiện, việc trả lời chất vấn chủ yếu chỉ thực hiện tại các kỳ họp HĐND.

Mặt khác hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn chỉ diễn ra tại kỳ họp, còn trong thời gian giữa hai kỳ họp theo quy định tại điều 54 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 thì ít nơi thực hiện. Hiện nay ở HĐND các cấp còn nhiều đại biểu chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc chất vấn tại kỳ họp, có đại biểu cả nhiệm kỳ không phát biểu ý kiến và chất vấn. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực, trình độ còn hạn chế, lại thiếu am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình địa phương. Mặt khác, đa số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, nhiều người giữ vị trí quan trọng trong cơ quan chấp hành nên thường ít thể hiện chính kiến trong các hoạt động của HĐND.

Để phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND ngày càng hiệu quả hơn, trước hết phải thực hiện chất vấn đối với những chủ thể mà Luật đã nêu. Ngoài thực hiện theo điều 61 của Luật, căn cứ tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND và những vấn đề còn bức xúc trên địa bàn qua TXCT trước kỳ họp, Thường trực HĐND thống nhất những nội dung cần làm rõ để các đại biểu tham gia chất vấn, có thể nêu tại kỳ họp hoặc gợi ý bằng văn bản gửi cho các đại biểu chuẩn bị trước khi tham gia kỳ họp. Trên cơ sở đó các đại biểu phát huy ý thức trách nhiệm, chủ động đăng ký chất vấn. Không nên giao cho các ngành lên trả lời ý kiến cử tri như một số nơi đã thực hiện, rồi trên cơ sở đó các đại biểu xem xét chất vấn, làm như vậy mất nhiều thời gian mà không hiệu quả.

Quá trình chất vấn và trả lời chất vấn chủ tọa kỳ họp phải điều hành nghiêm túc, khách quan, khéo léo nhưng kiên quyết, phải biết gợi mở những vấn đề cần chất vấn và trả lời chất vấn, lắng nghe các ý kiến khác nhau để kết luận đúng sai. Trường hợp có những vấn đề đại biểu đã thống nhất với phần trả lời rồi thì chủ toạ phải kết luận lại và xin ý kiến biểu quyết của HĐND để chuyển sang vấn đề khác. Riêng những vấn đề phức tạp còn nhiều ý kiến khác nhau, chủ toạ có thể xin ý kiến HĐND cho thảo luận tiếp hoặc đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của HĐND, hoặc HĐND ra nghị quyết giao cho người bị chất vấn tiếp tục xem xét, nghiên cứu trả lời bằng văn bản cho các đại biểu sau.

Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND cần dành thời gian thỏa đáng để đại biểu tập trung làm rõ những bất cập đông đảo cử tri quan tâm, đồng thời phải xem xét để ra nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau, những vấn đề cần có thời gian thực hiện. Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn phải nêu cụ thể, đặc biệt đối với những vấn đề cần được giải quyết sắp tới phải nêu rõ thời gian thực hiện và thời gian báo cáo cho các đại biểu biết giữa hai kỳ họp hay tại kỳ họp tới. Đây là cơ sở để đại biểu phát huy trách nhiệm giám sát giữa hai kỳ họp nhằm tiếp tục đôn đốc việc thực hiện. Bên cạnh đó, Luật Tổ chức HĐND và UBND khi sửa đổi cần quy định rõ hơn, đầy đủ hơn về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND, tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử địa phương.


    Ý kiến bạn đọc