Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Công Lý báo cáo |
Theo báo cáo, trên địa bàn huyện Hương Khê hiện có 20 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, có 05 di tích cấp quốc gia (trong đó di tích sở chỉ huy Bộ tư lệnh tiền phương Tổng cục hậu cần, Bộ tư lệnh Đoàn 559 xã Hương Đô được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt), 15 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra còn có 56 di tích đã được kiểm kê, đưa vào danh sách nhưng chưa được xếp hạng. Về di sản văn hóa phi vật thể như dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của dân dân đã được quan tâm bảo tồn và phát huy, đến nay có 9/22 xã đã thành lập được câu lạc bộ. Công tác quản lý nhà nước về về di sản trên địa bàn luôn được tăng cường, ngày càng đi vào nề nếp.
Đại biểu Nguyễn Khoa Văn, giám đốc sở Khoa học và Công nghệ phát biểu |
Hàng năm, UBND huyện ban hành các văn bản tăng cường về quản lý và tổ chức lễ hội; phòng Văn hóa - Thông tin và Trung tâm văn hóa huyện phối hợp với các địa phương tổ chức khảo sát, kiểm kê, hướng dẫn việc trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp các di tích, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị xếp hạng đối với các di tích có đủ điều kiện. Về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý di tích trên địa bàn hiện có 01cán bộ ở UBND huyện, 22 công chức văn hóa - thông tin xã làm công ác quản lý di tích trên địa bàn. Công tác quản lý nguồn kinh phí đầu tư trùng tu, tôn tạo các di sản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2013 - 2017, nguồn kinh phí được đầu tư trên địa bàn huyện 8.048.107.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp: 1.215.000.000, đồng, ngân sách xã: 309.107.000,0 đồng, nguồn xã hội hóa: 4.767.000.000,0 đồng, nguồn khác: 1.757.000.000,0 đồng …
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý di tích trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: công tác xã hội hóa thu hút nguồn đầu tư từ các doạnh nghiệp, các nhà hảo tâm để xây dựng, trùng tu tôn tạo các di tích còn hạn chế; công tác giới thiệu, quảng bá giá trị các di tích chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ cán bộ quản lý di tích còn hạn chế về năng lực, trình độ và chưa thực sự tâm huyết, tận tụy với công việc được giao; công tác sưu tầm các tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày ở các di tích còn hạn chế …
Phó Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt |
Phó Văn phòng HĐND tỉnh Trần Tuấn Nghĩa |
Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Hương Khê, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao những cố gắng của huyện trong công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa và các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ; đồng thời chia sẻ với những khó khăn của huyện trong việc đầu tư nguồn lực cho việc quản lý, trùng tu tôn tạo, chống xuống cấp đối với các các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn huyện, đăc biệt là một huyện miền núi, thường xuyên xẩy ra lũ lụt, gây hư hỏng, thiệt hại nghiêm trọng đến các di tích.
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu kết luận cuộc làm việc |
Đồng thời các đại biểu cũng lưu ý Lãnh đạo huyện Hương Khê cần tập trung rà soát, xác định rõ những di tích nào cần tập trung đầu tư để phát huy phát huy, khai thác giá trị về du lịch, về tâm linh, về giáo dục truyền thống … để xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo cụ thể; Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá để nâng cao giá trị, sức lan tỏa của các di tích đối với du khách trong và ngoài tỉnh; nghiên cứu cải tiến các thiết chế về quản lý, khai thác nhằm phát huy tối đa các giá trị của di tích; công tác bảo tồn, tôn tạo phải gắn với khai thác, sử dụng để tránh lãng phí, gắn phát huy giá trị di sản vật thể với di sản phi vật thể để lồng ghép, phát huy thế mạnh của các loại hình di sản; Đoàn giám sát cũng đề nghị sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần có văn bản hướng dẫn để các địa phương có sự thống nhất trong khai thác, sử dụng hiệu quả các di tích; trong việc dự toán phân bổ ngân sách trùng tu, tôn tạo các di tích, nhất là đối với các di tích lịch sử cách mạng, khả năng xã hội hóa ít, cần phải có khảo sát thực tế để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Trước đó,vào sáng ngày 12/6, Đoàn giám sát đã đi khảo sát một số di tích trên địa bàn huyện.
Đoàn khảo sát di tích Mộ và Đền thờ Ngô Đăng Minh
|
... di tích Chỉ huy tiền phương tổng cục Hậu cần Bộ tư lệnh 559, Bộ tư lệnh 500
|
...chứng tích tội ác chiến tranh tại trường cấp II Hương Phúc
|
Tin mới cập nhật
- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chung vui ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc tại thôn An Phúc Lộc, Xuân Liên, Nghi Xuân ( 09/11)
- Can Lộc cần phối hợp với các đơn vị mỏ đôn đốc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản ( 08/11)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Kỳ Anh ( 01/11)
- Thạch Hà : Phối hợp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản ( 31/10)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Hương Sơn ( 25/10)
- Huyện Nghi Xuân chủ động đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đóng cửa mỏ sau khi khai thác khoáng sản ( 24/10)