Trong thời gian qua công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm, thực hiện khá nghiêm túc, các loài thực vật rừng, động vật rừng được bảo vệ, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao cả về trữ lượng, thành phần loài cũng như hệ sinh thái, đặc biệt hệ sinh thái rừng tự nhiên; không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, lấn chiếm rừng, vận chuyển lâm sản trái phép…Công tác điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa được triển khai thực hiện nghiêm túc. Chỉ đạo thực hiện xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc lập bản đồ địa chính đến đơn vị hành chính cấp xã. Tuyên truyền, họp dân, phân loại đối tượng; chỉ đạo các lực lượng chuyên trách hỗ trợ chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các vi phạm, không để phát sinh mới. Các vụ việc xảy ra đều được điều tra, xác minh và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Kỳ Anh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 50.585 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng 3.940 ha, rừng phòng hộ 15.018 ha, rừng sản xuất 31.627ha. Từ năm 2016 đến nay đã phát hiện và xử lý 40 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp/254ha, xử phạt hành chính 134,5 triệu đồng, buộc trả lại diện tích lấn chiếm cho chủ rừng; kịp thời phát hiện và chữa cháy các vụ cháy rừng, giảm thiểu diện tích rừng bị thiệt hại.
Giám đốc sở TNMT – Hồ Huy Thành:đề nghị huyện quan tâm xử lý dứt điểm những hộ dân lấn chiếm đất rừng trong thời gian qua. |
Đến thời điểm hiện nay huyện Kỳ Anh đã giao đất, giao rừng: 13.482ha/5.384 hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn đã giải quyết nhu cầu đất sản xuất, tạo việc làm, ổn định sản xuất cho người dân địa phương.
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Bùi Quang Hoà : giải trình một số nội dung liên quan đến công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện. |
Bên cạnh đó, huyện Kỳ Anh nêu lên một số hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn như: Việc huy động được nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng lâm nghiệp gồm hệ thống đường vận xuất, vận chuyển lâm sản, cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng còn hạn chế. Liên kết trong sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp còn nhiều khó khăn; Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng về lâm nghiệp còn thiếu thốn….
Chánh Thanh tra tỉnh Nguyễn Văn Phúc: đề nghị huyện bố trí ngân sách cho công tác tuyên truyền, bảo vệ phòng chống cháy rừng trên địa bàn. |
Ngoài ra, huyện cũng kiến nghị: Xem xét bổ sung nguồn ngân sách nhà nước đầu tư của cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, đường lâm nghiệp, các công trình phòng cháy chữa cháy rừng; khuyến khích và có cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn…
Tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã làm rõ thêm một số vấn đề trong việc giao đất để triển khai một số dự án trên địa bàn như: công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cắm mốc trên thực địa ranh giới quyền sử dụng đất; việc giao đất, giao rừng, cho hộ gia đình, cá nhân…
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Tha nh Huyền phát biểu |
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của huyện Kỳ Anh trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác rừng, đất rừng, phòng chống cháy rừng trong thời gian qua. Đề nghị thời gian tới, huyện Kỳ Anh cần quan tâm phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, PCCC rừng; tiếp tục tham mưu, rà soát trong việc thu hồi, chuyển đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo chặt chẽ trong công tác quản lý; quan tâm triển khai tuyên truyền đến các chính sách của HĐND đã ban hành, để chính sách thiết thực có hiệu quả đến được với người dân; tiếp tục quan tâm đến phát triển kinh tế rừng đặc biệt là các chính sách hỗ trợ năng lực cho người dân; cần có chính sách ưu tiên trong phát triển du lịch rừng gắn với biển trên địa bàn huyện.
Những kiến nghị, đề xuất đề nghị huyện bổ sung vào báo cáo gửi Đoàn giám sát để tổng hợp trong thời gian tới đoàn làm việc với các sở, ngành và UBND tỉnh.
Tin mới cập nhật
- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chung vui ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc tại thôn An Phúc Lộc, Xuân Liên, Nghi Xuân ( 09/11)
- Can Lộc cần phối hợp với các đơn vị mỏ đôn đốc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản ( 08/11)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Kỳ Anh ( 01/11)
- Thạch Hà : Phối hợp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản ( 31/10)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Hương Sơn ( 25/10)
- Huyện Nghi Xuân chủ động đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đóng cửa mỏ sau khi khai thác khoáng sản ( 24/10)