Trưởng ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND huyện Thạch Hà |
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Thạch Hà hiện có trên 150 di tích, được phân bổ trên nhiều xã, thị trấn; tuy nhiên đến nay đã có nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc đã trở thành phế tích nên tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn có 87 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 06 di tích cấp Quốc gia và 81 di tích cấp tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương |
Công tác quản lý Nhà nước về di tích, di sản văn hóa được huyện chú trọng. Nhiều di tích được quan tâm phục hồi, trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng, thông qua các nguồn được nhà nước cấp, nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác. Các di tích sau khi được phục hồi đã phát huy hiệu quả trong việc tổ chức lễ hội, quảng bá hình ảnh, thu hút du khách. Công tác quản lý lễ hội, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong bảo vệ, phát huy giá trị di tích đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực.
Thực hiện Kế hoạch bảo tồn, phát triển dân ca Ví, Giặm, đến nay 31 xã, thị trấn đều đã xây dựng được các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ và có 08 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm được thành lập, ra mắt, hoạt động thường xuyên và khá hiệu quả. Thời gian qua, huyện cũng đã hết sức chú trọng đến việc sưu tầm, phục dựng lại các hoạt động tại lễ hội; tiếp tục duy trì và phát triển các trò chơi, trò diễn như xuýt đu, tôm điếm, cờ người, cờ thẻ, đi cầu kiều, đi cà kheo, múa lân…; tổ chức truyền dạy, phổ biến, giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ đặc biệt là các làn điệu dân ca ví, giặm, các điệu hò của cư dân trong vùng.
Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trịnh Ngọc Châu |
Đoàn khảo sát tại Đền Cả, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà |
Phát biểu tại cuộc làm việc, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh và các đại biểu tham dự ghi nhận những kết quả và nỗ lực của huyện trong công tác quản lý, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị: sớm tham mưu ban hành kế hoạch, Quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; tiếp tục quan tâm đến việc kiểm kê các di sản văn hóa; tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cắm mốc cho các khu di tích còn lại; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác tu bổ, tôn tạo di tích văn hóa; quan tâm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB dân ca; phối hợp với các trường học trên địa bàn để đào tạo thêm các nghệ nhân nhí hát dân ca Ví, Giặm…
Trước đó, Đoàn đã đi khảo sát thực tế tại các di tích: Đền Cả (Thạch Trị), Đền Nen (Thạch Tiến), Đền Truông Bát (Ngọc Sơn) và tìm hiểu hoạt động của CLB Dân ca Ví, Giặm Thạch Long.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)