Mở đầu phiên chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư ( KH&ĐT)Trần Việt Hà trả lời về các nội dung thuộc lĩnh vực quy hoạch - đầu tư như: Nguyên nhân và giải pháp để giải quyết những khó khăn trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đối với một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh được quy hoạch từ lâu; tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công; thu hồi, xử lý đối với các dự án triển khai chậm hoặc không triển khai...
Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư ( KH&ĐT)Trần Việt Hà trả lời về các nội dung thuộc lĩnh vực quy hoạch - đầu tư |
Theo Giám đốc Sở KH&ĐT về lĩnh vực quy hoạch - đầu tư với nội dung liên quan đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đạt thấp, nhất là phần vốn ngân sách tỉnh quản lý. Người đứng đầu Sở KH&ĐT cũng đã phân tích những nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ các dự án sử dụng đất trên địa bàn, đồng thời đề ra các giải pháp như: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; thực hiện nghiêm khắc các chế tài, kỷ luật đối với các đơn vị, chủ đầu tư chậm tiến độ, vi phạm nhiều lần; kiên quyết cắt giảm, điều chuyển kế hoạch vốn và không tiếp tục giao kế hoạch vốn, giao nhiệm vụ chủ đầu tư; tập trung hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, khởi công các công trình khởi công mới; đôn đốc, lập đường găng tiến độ chi tiết cho từng dự án; thực hiện nhanh và kịp thời công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc triển khai các dự án trên địa bàn…
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt – (tổ đại biểu huyện Thạch Hà) |
Sau phần trả lời của Giám đốc Sở KH&ĐT, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt (tổ đại biểu huyện Thạch Hà) đặt câu hỏi: Người dân 6 xã nằm trong vùng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê chưa có hệ thống nước sạch, nhiều dự án không được triển khai xây dựng, việc canh tác sản xuất vô cùng khó khăn. Vậy các giải pháp nhằm ổn định đời sống dân sinh trước mắt và lâu dài như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga (Tổ đại biểu Nghi Xuân) |
Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) hỏi: : Đề nghị đồng chí cho biết phương án xử lý đối với một số dự án quá thời gian cam kết nhưng không triển khai, như: Dự án Khu kinh doanh tổng hợp và nhà điều hành sản xuất tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân; Dự án Đầu tư, khai thác hạ tầng khu thương mại, dịch vụ và sản xuất tập trung phía Bắc đường ĐT.548, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc; Dự án Trung tâm Thương mại Chợ Hội giai đoạn 2, huyện Cẩm Xuyên…
Đại biểu Lê Thành Đông ( Tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) |
Đại biểu Lê Thành Đông ( Tổ đại biểu huyện Nghi Xuân): Đề nghị đồng chí cho biết phương án xử lý đối với một số dự án quá thời gian cam kết nhưng không triển khai, như: Dự án Khu kinh doanh tổng hợp và nhà điều hành sản xuất tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân; Dự án Đầu tư, khai thác hạ tầng khu thương mại, dịch vụ và sản xuất tập trung phía Bắc đường ĐT.548, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc; Dự án Trung tâm Thương mại Chợ Hội giai đoạn 2, huyện Cẩm Xuyên,..
Ngay sau khi các ý kiến của đại biểu chất vấn về ngành, Giám đốc sở KH&ĐT đã giải trình làm những giải pháp, lộ trình thực hiện đối với các vấn đề liên quan và đưa ra lộ trình, giải pháp để thực hiện trong thời gian tới
Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Hà |
Trả lời những nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý đô thị, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Hà đã làm rõ nguyên nhân và giải pháp liên quan tới một số tuyến đường trên địa bàn TP Hà Tĩnh được quy hoạch từ lâu; việc đền bù, GPMB để thực hiện theo quy hoạch đòi hỏi kinh phí lớn gây vướng mắc, khó khăn trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và quyền lợi của người dân. Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Những năm qua, đã có nhiều nguồn lực được bố trí để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố như nâng cấp các tuyến đường: Nguyễn Công Trứ, Mai Thúc Loan, Lê Duẩn kéo dài, Trường Chinh, vành đai đô thị Bắc, Nguyễn Trung Thiên kéo dài...Tuy vậy, một số tuyến đường đã quy hoạch từ lâu nhưng chưa được đền bù, GPMB toàn bộ để đầu tư xây dựng nâng cấp làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; nhất là các hộ có nhu cầu tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng, làm nhà kiên cố.
Theo đó, Sở Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch chung TP Hà Tĩnh phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giao đơn vị tư vấn phối hợp với UBND TP Hà Tĩnh rà soát, đánh giá lại định hướng, quy mô của các tuyến đường và lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư. Sau khi đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung được phê duyệt sẽ tiến hành cập nhật, lập phủ kín các quy hoạch phân khu để làm cơ sở quản lý. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác quản lý về quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư, thi công; xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư mạng lưới tuyến đường giao thông TP Hà Tĩnh đồng bộ; chủ động triển khai các khu tái định cư. Ngoài ra, tập trung kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư...
Sau phần trả lời của Phó Giám đốc sở Xây dựng, đại biểu Phan Tấn Linh (tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) đặt câu hỏi: Tập đoàn T&T là doanh nghiệp tài trợ quy hoạch Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 nhưng nhiều năm không triển khai nên đời sống của 150 hộ dân liên quan gặp rất nhiều khó khăn. Vậy, ông có thể cho biết, khi Tập đoàn T&T tài trợ quy hoạch có điều kiện ràng buộc gì không? Trong trường hợp dự án triển khai chậm hoặc không triển khai thì hướng xử lý như thế nào?
Đại biểu Phạm Nghĩa (tổ đại biểu huyện Can Lộc) |
Đại biểu Phạm Nghĩa (tổ đại biểu huyện Can Lộc ) chất vấn: Việc giám sát xây dựng nhà ở thương mại chưa được quan tâm thấu đáo nên hạ tầng chưa đảm bảo, nhanh xuống cấp… Trách nhiệm của vấn đề này thuộc về ai và giải pháp trong thời gian tới là gì?
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Hà (tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) |
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Hà (tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) chất vấn: Hiện nay còn 80 căn nhà ở xã hội chưa có người ở. Vậy nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do đâu và khi nào các đối tượng đủ điều kiện sẽ được tiếp cận?
Ngay sau khi các ý kiến của đại biểu chất vấn về ngành, đồng chí Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Hà đã giải trình làm rõ những giải pháp, lộ trình thực hiện đối với các vấn đề liên quan của ngành.
Liên quan đến việc xác định giá đất cụ thể của các dự án trên địa bàn tình chận, Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới việc xác định giá đất còn chậm là: vướng mắc từ cơ sở pháp lý, dữ liệu đầu vào của các dự án; vướng mắc trong việc áp dụng các phương pháp xác định giá đất; khó khăn trong việc thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất; hội đồng thẩm định giá đất tỉnh tuy đã ban hành quy chế nhưng hoạt động chưa hiệu quả.
Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn |
Ông Nguyễn Thanh Điện lý giải thêm: việc xác định giá đất phụ thuộc rất nhiều vào hồ sơ dữ liệu đầu vào dự án trong khi hồ sơ dự án do nhà đầu tư lập, chất lượng, độ tin cậy không cao; cơ quan thẩm định việc chấp thuận chủ trương đầu tư chưa rà soát, thẩm định kỹ các yếu tố đầu vào, chưa cân nhắc rà soát kỹ các thông tin liên quan… Trên cơ sở phân tích nguyên nhân và thẳng thắn nhìn nhận rõ trách nhiệm, Giám đốc Sở TN&MT đã đề cập tới các giải pháp như: Tiếp tục ban hành các văn bản nhằm chấn chỉnh tồn tại trong xác định giá đất cụ thể các dự án. Đối với nhóm các dự án đã được hội đồng thẩm định giá đất thông qua, Sở TN&MT hoàn chỉnh trình UBND tỉnh xem xét quyết định; đối với nhóm dự án mới, quá trình thẩm định hồ sơ các dự án đầu tư có sử dụng đất, xem xét lấy ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định giá đất tỉnh để thống nhất thông tin…
Để làm rõ thêm những nội dung trả lời trên lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga (Tổ đại biểu Nghi Xuân): Đề nghị làm rõ từ tháng 11/2021 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt giá đất cụ thể cho những dự án nào? Nguyên nhân chính của việc một số dự án đã hoàn thành công tác thẩm định nhưng vẫn chưa phê duyệt được giá đất cụ thể, hoặc 1 số dự án đã triển khai gần 3 năm cũng chưa có giá đất cụ thể. Thực trạng này làm các nhà đầu tư phải băn khoăn và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án? Đơn cử như: 3 dự án tại TXHL (Nhà máy sợi Nghệ Tĩnh tại CCN Nam Hồng, Khu dân cư tổ 6, tổ 7 phường Đậu Liêu; Hạ tầng kỹ thuật CCN Cổng Khánh 1 tại phường Đậu Liêu); Nhà ở thương mại tại thị trấn Đức Thọ và thị trấn Phố Châu (Hương Sơn).
Đại biểu Thái Văn Sinh (Tổ đại biểu của huyện Đức Thọ) |
Đại biểu Thái Văn Sinh (Tổ đại biểu của huyện Đức Thọ): Hiện nay các dự án nhà ở xã hội đang có nhiều băn khoăn, trong đó có thực trạng là cung vượt cầu. Ví như: Nghi Xuân, theo báo cáo Kế hoạch nhà ở hiện nay bằng 1/3 của tỉnh, có thể đảm bảo cho gần 1/2 dân số thành phố Vinh, đề nghị đồng chí cho biết quan điểm của Sở về thực trạng này ra sao?.....
Sau phần trả lời chất vấn của các Sở: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên môi trường, sở Xây Dựng thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Võ Trọng Hải - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ toàn bộ các ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp. Đồng chí khẳng định ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; gắn với việc kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện, phối hợp giám sát theo chức năng nhiệm vụ được giao; đáp ứng yêu cầu và mong muốn chính đáng của cử tri và Nhân dân tỉnh nhà và làm rõ những nội dung trọng tâm cần tập trung trong 6 tháng cuối năm 2022…...
Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đánh giá phiên chất vấn nhìn chung cơ bản đạt yêu cầu; không khí dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, có trao đổi, tranh luận sôi nổi để làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm. Các đại biểu HĐND đã nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, trọng tâm, tích cực tranh luận để làm rõ thêm các vấn đề mà đa số cử tri và đại biểu quan tâm.
Trên cơ sở kết quả của phiên chất vấn hôm nay, Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành:
- Tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, của cử tri; tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp thuộc lĩnh vực, trách nhiệm quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
- Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong phần trả lời chất vấn, nhanh chóng khắc phục các tồn tại, hạn chế và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2022.
- Đề nghị các Ban, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục theo dõi, giám sát việc thực hiện các vấn đề đã chất vấn các sở, ngành.
Tiếp tục phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho các sở, ngành, các phó chủ tịch phụ trách các lĩnh vực thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ.
Lãnh đạo tỉnh hết sức chia sẻ về áp lực công việc cho các sở, ngành nói chung; nếu không chặt chẽ, không thận trọng trong tham mưu có thể vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, không ít cán bộ vẫn chưa thật trăn trở, chưa làm tròn trách nhiệm với nhân dân, thậm chí vô cảm; trong tham mưu chưa nắm chắc các quy định; không ít cán bộ luôn sợ trách nhiệm.
Đối với cử tri, HĐND tỉnh mong muốn cử tri thường xuyên theo dõi, giám sát; thông qua các diễn đàn để góp ý cho cán bộ, cho hệ thống chính trị. Đồng thời, cũng mong muốn cử tri phải luôn ý thức vì sự phát triển chung, đồng hành, đồng thuận với chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách….
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)