|
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trọng Sơn |
Thừa ủy quyền của UBND tỉnh, các đại biểu đã nghe Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư trình bày các Tờ trình, dự thảo nghị quyết về việc: ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh; thông qua danh mục các dự án dự kiến khởi công mới giai đoạn 2017-2020 sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ; thông qua Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh; một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thị xã Hồng Lĩnh đạt đô thị loại III vào năm 2020.
Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Đỗ Khoa Văn |
Giám đốc Sở Tài Chính Nguyễn Trọng Sơn trình bày các Tờ trình về: bãi bỏ chính sách hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp tại Quy định ban hành kèm Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết số 157/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND; quy định chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hiền Lương |
Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Đỗ Khoa Văn đã trình bày Tờ trình về Đề án phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hiền Lương trình bày tờ trình về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và than bùn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phan Tấn Linh trình bày tờ trình về quy định một số chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện tính minh bạch và tiếp cận thông tin, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2017-2020. Cuối cùng, các đại biểu đã nghe Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bùi Xuân Thập trình bày tờ trình về sửa đổi một số nội dung của Nghị quyết 162/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2017.
|
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phan Tấn Linh |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo về tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại các huyện ven biển. Theo đó, từ ngày 06 đến 18/4/2016, tại khu vực ven biển thuộc thị xã Kỳ Anh đã xảy ra sự cố môi trường làm các loại thuỷ sản nuôi trồng và hải sản tự nhiên chết bất thường (các loại thuỷ sản nuôi trồng chết khoảng 82 tấn; các loại thuỷ, hải sản tự nhiên chết trôi dạt vào bờ đã được thu gom, chôn lấp khoảng 10 tấn).
|
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bùi Xuân Thập |
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cá chết tại khu vực biển Vũng Áng và ven biển các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là do các độc tố Phenol, Xyanua từ nguồn thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa Hà Tĩnh). Công ty Formosa Hà Tĩnh đã không thực hiện đúng, đảm bảo yêu cầu về xả thải theo quy định tại giấy phép xả nước thải và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các bộ ngành liên quan, các nhà khoa học đã xác định độc tố Phenol và Xyanua kết hợp với Hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế là nguyên nhân chính làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.
Sau khi sự cố xảy ra, Formosa cam kết sẽ thay đổi công nghệ sản xuất của nhà máy, bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố môi trường tương tự và cam kết bồi thường thiệt hại với số tiền 500 triệu USD (11.500 tỷ đồng) để phục vụ cho 04 nội dung gồm: bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam.
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn |
Sự cố môi trường đã gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng đến đời sống xã hội trên địa bàn, từ kinh tế, xã hội, môi trường đến an ninh trật tự; ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, việc làm, thu nhập, tâm lý, sinh hoạt của người dân, đặc biệt là khu vực ven biển. Sau sự cố, nhằm kịp thời hỗ trợ người dân trong vùng bị ảnh hưởng ổn định sản xuất khôi phục sự cố, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ khẩn cấp tại Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 và số 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016. UBND tỉnh cũng đã chủ động, kịp thời ban hành các chính sách riêng của tỉnh, cụ thể: Hỗ trợ khẩn cấp 15kg gạo/người/tháng trong thời gian 1,5 tháng cho người dân bị ảnh hưởng; hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng có hải sản chết 666,2 triệu đồng; hỗ trợ hình thành 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn; hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn ngân hàng cho các tổ chức vay vốn từ 01/6/2016 đến 30/9/2016 để thu mua muối cho diêm dân; hỗ trợ 50% chi phí tiền điện cho các kho đông lạnh tạm trữ hải sản từ tháng 4 đến tháng 9/2016; hỗ trợ 100% phí mua thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá; chuyển đổi nghề, tạo việc làm…
Việc ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ đã góp phần giúp các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Đến nay, công tác kê khai, xác định thiệt hại phục vụ việc bồi thường đang được các cấp, các ngành tích cực triển khai. Theo tổng hợp kết quả kê khai, xác định thiệt hại qua báo cáo của các địa phương, số liệu đến ngày 22/9/2016 (số liệu kê khai, tổng hợp bước đầu, chưa được thẩm tra, thẩm định) được xác định như sau: Khai thác thủy sản 6.909 tàu cá; Nuôi trồng thủy sản 2.038,51ha nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến; 31.508m3 nuôi lồng bè; sản xuất muối 113.45ha; lao động bị ảnh hưởng 40.891 người, trong đó lao động trực tiếp bị ảnh hưởng 35.530 người (bao gồm 16.696 lao động trên tàu cá), lao động gián tiếp bị ảnh hưởng 5.361 người; khối lượng hải sản tồn kho 2.003 tấn. Công tác chỉ đạo, giám sát việc khắc phục hậu quả của Công ty Formosa đang được tập trung theo dõi chặt chẽ. Qua sự cố, các cấp, các ngành đã rút ra nhiều kinh nghiệm đồng thời, xác định được các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để giải quyết, khắc phục hậu quả sự cố môi trường và quản lý đầu tư, bảo vệ môi trường.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến của kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021 vào những bản tin tiếp theo.
Tin mới cập nhật
- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chung vui ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc tại thôn An Phúc Lộc, Xuân Liên, Nghi Xuân ( 09/11)
- Can Lộc cần phối hợp với các đơn vị mỏ đôn đốc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản ( 08/11)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Kỳ Anh ( 01/11)
- Thạch Hà : Phối hợp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản ( 31/10)
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 tại huyện Hương Sơn ( 25/10)
- Huyện Nghi Xuân chủ động đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đóng cửa mỏ sau khi khai thác khoáng sản ( 24/10)