Tại cuộc tiếp xúc, cử tri ngành giáo dục đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế như: việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên các cấp học còn nhiều bất cập; tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, phải bố trí dạy chéo môn, gây nhiều khó khăn trong triển khai đổi mới phương pháp dạy học; nhiều cơ sở giáo dục mầm non thiếu phòng học, thiếu giáo viên đứng lớp; cơ sở vật chất của các trường học sau quy hoạch còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu việc dạy và học; việc tổ chức dạy học ngoại ngữ còn nhiều bất cập, bố trí thời lượng học tiếng Anh ở bậc tiểu học chưa đồng đều, chất lượng đào tạo chưa cao; giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế; tình trạng dạy thêm trái quy định vẫn còn diễn ra…
Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Trần Trung Dũng phát biểu |
Qua đó, kiến nghị Quốc hội: cần tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục và phát triển giáo dục, đào tạo tại địa phương; sớm xem xét việc sửa đổi Luật Giáo dục để có cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW; giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, xem xét ban hành chính sách để đảm bảo các điều kiện chương trình giáo dục phổ thông mới và sớm thông qua Đề án kiên cố hóa trường lớp học các trường mầm non tiểu học ngoài vùng đặc biệt khó khăn, trường THCS và nhà công vụ giáo viên…
Phó ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt phát biểu |
Về giáo dục tại bậc học mầm non, cử tri cho rằng hiện nay tỷ lệ trẻ mầm non đến trường ngày càng tăng, nhưng tại các cơ sở giáo dục mầm non lại thiếu phòng học và thiếu giáo viên giảng dạy, đề nghị quan tâm bố trí, tuyển dụng giáo viên và có các chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo yên tâm cống hiến. Liên quan đến giáo dục tiểu học, cử tri cho biết số lượng giáo viên hiện còn thiếu và không đồng bộ, không đảm bảo việc dạy học 2 buổi/1 ngày, đề nghị quan tâm tuyển dụng, bổ sung đầy đủ; quan tâm hỗ trợ kinh phí để hợp đồng thêm giáo viên còn thiếu ở các môn môn đặc thù, môn tự chọn; sắp xếp hợp lý, điều động, luân chuyển để cân đối giáo viên thừa - thiếu ở các trường; sớm có quyết định về thực hiện mô hình trường học mới.
Về giáo dục trung học, khi ban hành Nghị định, thông tư mới cần có văn bản hướng dẫn để dễ thực hiện; quan tâm hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện cơ sở vật chất trường học nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học. Ngoài ra, cử tri cũng đề nghị: cần có chính sách thu hút học sinh giỏi vào đào tạo tại các trường sư phạm; quan tâm đến chế độ chính sách, phụ cấp cho giáo viên thâm niên và có chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các vùng thường xuyên bị lũ lụt…
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn tiếp thu các kiến nghị của ngành giáo dục |
Kết thúc cuộc tiếp xúc cử tri, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn ghi nhận và tiếp thu ý kiến của các cử tri; đồng thời chia sẽ những khó khăn, bất cập của ngành trong thời gian qua. Đối với các kiến nghị, đề xuất của ngành, Đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ phản ánh đến kỳ họp Quốc hội và gửi đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
Tin mới cập nhật
- Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri TX Hồng Lĩnh ( 08/10)
- Đoàn ĐBQH tỉnh và Agribank Hà Tĩnh II bàn giao nhà công vụ Trường THCS Hương Lâm ( 07/10)
- Cần có chế độ đặc thù cho bệnh nhân nặng vượt tuyến hưởng chính sách BHYT ( 04/10)
- Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính ( 04/10)
- Quan tâm giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri ( 03/10)
- Cử tri Hương Khế đề nghị Quốc hội hỗ trợ kinh phí xây dựng kè dọc sông Ngàn Sâu ( 03/10)