- Đề án 1956 đã triển khai được gần 2 năm nhằm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Vậy Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân đã triển khai đề án này như thế nào?
- Thực tế, khi triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trung tâm có gặp khó khăn gì không thưa ông?
- Theo khảo sát thì hiện nay các trung tâm đào tạo nghề đang thiếu giáo viên đào tạo nghề chuyên sâu cho lao động nông thôn. Để bảo đảm được chất lượng đào tạo nghề thì trung tâm mình đã chuẩn bị nguồn nhân lực này như thế nào?
GĐ Đường Văn Toán: Trung tâm của chúng tôi cũng rất may mắn là đội ngũ giáo viên tại trung tâm đa phần là giảng viên trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ. Trước đây, Trung tâm cũng đã cử cán bộ công nhân viên chức, giảng viên đi học bồi dưỡng nâng cao. Những trường hợp chưa qua chứng chỉ sư phạm nghề thì hiện nay chúng tôi đã hoàn thiện đầy đủ. Chúng tôi cũng giao cho giảng viên viết tài liệu sau khi đi tham khảo ý kiến bà con nông dân. Trong thời gian 3 năm chúng tôi tiếp xúc được với bà con nông dân xem người ta cần nghề gì, thiếu nghề gì để đào tạo, thậm chí đi làm thuê cho các trang trại, làm thuê cho các hộ. Làm thuê ở đây không có nghĩa là làm nghề chỉ lấy tiền công như lao động thông thường mà phải tiếp xúc với họ để trải nghiệm qua thực tiễn, và một số giảng viên có điều kiện mở trang trại tự sản xuất, lấy kiến thức đó, từ trải nghiệm thực tiễn đó có kiến thức giảng bài cho bà con nông dân. Hay những dịp cuối năm, chúng tôi khuyến khích liên kết với các trang trại, đưa sản phẩm ra thị trường để thấy rằng thị trường người ta yêu cầu những cái gì. Chúng tôi không chỉ trang bị kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật sản xuất trồng trọt, cây trồng vật nuôi mà còn phải biết lựa chọn cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc lựa chọn những cây con đặc sản là rất quan trọng vì Vĩnh Phúc là tỉnh đặc trưng bởi kinh tế nông nghiệp đô thị chứ không phải là nông nghiệp đơn thuần. Bên cạnh đó, trang bị cho nông dân kiến thức thị trường, kỹ năng tiếp xúc, giao tiếp bán hàng là rất cần thiết. Chúng tôi cũng muốn đưa thêm một chương trình đào tạo nữa bảo đảm ra là thành ông chủ. Đây là điều mà Đề án 1956 chưa nói rõ về vấn đề này, đây cũng là điều khác với đào tạo nghề phi nông nghiệp. Nghề phi nông nghiệp là đào tạo xong anh có thể về làm thợ, anh có thể về làm thuê cho các cơ sở, nhưng ở nông nghiệp thì kinh tế hộ vẫn là cơ bản nên kinh tế hộ vẫn là chủ thể chủ đạo, chưa có những trang trại lớn, chưa có những doanh nghiệp lớn. Cho nên, những người học nghề nông nghiệp phải có kiến thức, ý chí phấn đấu để trở thành ông chủ trong quản lý, trong điều hành, trong tiếp cận với thị trường, trong giao tiếp làm chủ kỹ thuật. Theo tôi, đào tạo nghề trong nông nghiệp rất cần thiết về nội dung đào tạo kỹ năng để trở thành ông chủ trong sản xuất hàng hóa.
- Hiện nay, đang tồn tại tình trạng học viên sau khi đã được đào tạo nghề vẫn không có điều kiện để theo đuổi nghề mình đã học. Trong quá trình đào tạo, Trung tâm có phương án liên kết với những cơ sở sản xuất để tạo điều kiện đầu ra cho học viên không thưa ông?
- Xin cám ơn ông!
Tin mới cập nhật
- Hà Tĩnh: Hơn 39.000 đảng viên tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ( 21/10)
- Cơ quan - Công đoàn Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 ( 12/09)
- Lãnh đạo Trung ương Đoàn và tỉnh Hà Tĩnh dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) ( 05/09)
- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh tham dự lễ khai giảng năm học mới tại các trường học ở Nghi Xuân ( 05/09)
- Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( 02/09)
- Phát huy vai trò gắn kết đại biểu dân cử và cử tri ( 08/08)