Hà Tĩnh phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
EmailPrintAa
14:41 10/03/2023

Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm tạo đà để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, tỉnh Hà Tĩnh xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Công nhân nhà máy Haivina Hồng Lĩnh tích cực sản xuất

Năm 2023 là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2021 - 2025, bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế của thế giới, của khu vực và của đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: ảnh hưởng của đại dịch COVID -19, cuộc xung đột giữa Nga - Ucraina chưa có dấu hiệu chấm dứt, giá cả các mặt hàng tăng cao… Đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ; trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, dự báo những thuận lợi, thời cơ, những yếu tố khó khăn, trong năm 2023, Hà Tĩnh đã xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra.

Năm 2023, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 đạt trên 8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt trên 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng; Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 45.000 tỷ đồng; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 18.968 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; Giải quyết việc làm mới cho 22.500 người; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,6-0,7%; Có 11,3 bác sĩ/1 vạn dân; Có trên 29,8 giường bệnh/1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 93%. 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và của đất nước đang phải đối  mặt với những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, để thực hiện được các mục tiêu trên, đòi hỏi phải có sự nổ lực lớn, sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ, đồng thuân của Nhân dân ngay những ngày, tháng đầu năm. Trước mắt cần tập trung thực hiện các giải pháp sâu:

Một là, tập trung thực hiện các nhiệm vụ lớn, trọng tâm: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất. Tập trung giải phóng mặt bằng, tái định cư đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh và các dự án mới triển khai trên địa bàn.

Triển khai Quy hoạch tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến quy hoạch và xây dựng Kế hoạch thực hiện; kịp thời rà soát bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung, lập mới các quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch quốc gia; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư, triển khai các dự án trọng điểm và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Hai là, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, trọng điểm; duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô, diện tích thực hiện công tác tích tụ ruộng đất; đánh giá và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn; Tập trung cao thực hiện Đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; đưa Chương trình OCOP đi vào chiều sâu; nâng cao sức cạnh tranh của du lịch, thương mại, dịch vụ.

Ba là, triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách; tăng cường công tác hậu kiểm, chống thất thu, thu hồi nợ thuế . Điều hành chi ngân sách đảm bảo dự toán giao đầu năm; ưu tiên các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, các nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án ODA, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bốn là, thực hiện đồng bộ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp . Tập trung nguồn lực nhằm tạo quỹ đất sạch, phục vụ thu hút, triển khai đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng. Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Năm là, triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển 3 đô thị trung tâm (thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh) . Triển khai và xúc tiến đầu tư các dự án giao thông trọng điểm đoạn qua địa bàn tỉnh (đường cao tốc Bắc - Nam; dự án đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ; nâng cấp mở rộng đường Quốc lộ 12C...); bổ sung quy hoạch Sân bay Hà Tĩnh vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản.

Sáu là, chú trọng đầu tư lĩnh vực văn hóa, xây dựng và khơi dậy các giá trị chuẩn mực của con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới . Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, thực hiện hiệu quả các chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Chăm lo thực hiện tốt chính sách đối với người có công, công tác giảm nghèo, đặc biệt chú trọng các xã miền núi, ven biển; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân…

Bảy là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử , tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, ổn định; ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghệ thông tin gắn với hạ tầng số... Xây dựng và áp dụng linh hoạt hình thức huy động, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; lồng ghép hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, dân cư với nguồn vốn ngân sách nhà nước..

Tám là, tập trung hỗ trợ pháp lý nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp . Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung, đối tượng các cuộc kiểm tra, giám sát, thanh tra. Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng trên địa bàn. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, rà soát tham mưu, giải quyết các vụ việc tồn đọng, tăng cường công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

Với những kết quả đạt được của năm 2022 và những kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm qua, chúng ta tin tưởng rằng, Đảng bộ, Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, với niềm tin, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tốt thời cơ, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, tạo nền tảng vững chắc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021-2025), sớm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước./.

Năm 2023 là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2021 - 2025, bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế của thế giới, của khu vực và của đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: ảnh hưởng của đại dịch COVID -19, cuộc xung đột giữa Nga - Ucraina chưa có dấu hiệu chấm dứt, giá cả các mặt hàng tăng cao… Đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ; trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, dự báo những thuận lợi, thời cơ, những yếu tố khó khăn, trong năm 2023, Hà Tĩnh đã xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra.

Năm 2023, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 đạt trên 8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt trên 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng; Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 45.000 tỷ đồng; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 18.968 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; Giải quyết việc làm mới cho 22.500 người; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,6-0,7%; Có 11,3 bác sĩ/1 vạn dân; Có trên 29,8 giường bệnh/1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 93%. 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và của đất nước đang phải đối  mặt với những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, để thực hiện được các mục tiêu trên, đòi hỏi phải có sự nổ lực lớn, sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ, đồng thuân của Nhân dân ngay những ngày, tháng đầu năm. Trước mắt cần tập trung thực hiện các giải pháp sâu:

Một là, tập trung thực hiện các nhiệm vụ lớn, trọng tâm: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất. Tập trung giải phóng mặt bằng, tái định cư đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh và các dự án mới triển khai trên địa bàn.

Triển khai Quy hoạch tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến quy hoạch và xây dựng Kế hoạch thực hiện; kịp thời rà soát bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung, lập mới các quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch quốc gia; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư, triển khai các dự án trọng điểm và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Hai là, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, trọng điểm; duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô, diện tích thực hiện công tác tích tụ ruộng đất; đánh giá và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn; Tập trung cao thực hiện Đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; đưa Chương trình OCOP đi vào chiều sâu; nâng cao sức cạnh tranh của du lịch, thương mại, dịch vụ.

Ba là, triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách; tăng cường công tác hậu kiểm, chống thất thu, thu hồi nợ thuế . Điều hành chi ngân sách đảm bảo dự toán giao đầu năm; ưu tiên các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, các nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án ODA, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bốn là, thực hiện đồng bộ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp . Tập trung nguồn lực nhằm tạo quỹ đất sạch, phục vụ thu hút, triển khai đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng. Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Năm là, triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển 3 đô thị trung tâm (thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh) . Triển khai và xúc tiến đầu tư các dự án giao thông trọng điểm đoạn qua địa bàn tỉnh (đường cao tốc Bắc - Nam; dự án đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ; nâng cấp mở rộng đường Quốc lộ 12C...); bổ sung quy hoạch Sân bay Hà Tĩnh vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản.

Sáu là, chú trọng đầu tư lĩnh vực văn hóa, xây dựng và khơi dậy các giá trị chuẩn mực của con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới . Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, thực hiện hiệu quả các chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Chăm lo thực hiện tốt chính sách đối với người có công, công tác giảm nghèo, đặc biệt chú trọng các xã miền núi, ven biển; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân…

Bảy là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử , tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, ổn định; ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghệ thông tin gắn với hạ tầng số... Xây dựng và áp dụng linh hoạt hình thức huy động, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; lồng ghép hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, dân cư với nguồn vốn ngân sách nhà nước..

Tám là, tập trung hỗ trợ pháp lý nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp . Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung, đối tượng các cuộc kiểm tra, giám sát, thanh tra. Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng trên địa bàn. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, rà soát tham mưu, giải quyết các vụ việc tồn đọng, tăng cường công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

Với những kết quả đạt được của năm 2022 và những kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm qua, chúng ta tin tưởng rằng, Đảng bộ, Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, với niềm tin, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tốt thời cơ, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, tạo nền tảng vững chắc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021-2025), sớm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước./.

Lê Ngọc Hà - Phó Phòng CTHĐND

    Ý kiến bạn đọc