Cùng dự, về phía Hà Tĩnh có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh; các ủy viên BTV Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.
Tại hội nghị, lãnh đạo 4 tỉnh đã thông tin cho nhau một cách khái quát tình hình KT-XH, QP-AN và công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của mỗi địa phương trong năm 2018. Đặc biệt là những kết quả nổi bật trong thu hút dự án đầu tư, thu ngân sách, xây dựng NTM và những thành tựu trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Hội nghị cũng đã được nghe những kết quả bước đầu của các tỉnh trong thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII)..
Trên cơ sở những kết quả đạt được, lãnh đạo các tỉnh đã chia sẻ, trao đổi những những kinh nghiệm quý trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các giải pháp, nỗ lực trong cải cách hành chính, các cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; xây dựng NTM và đô thị văn minh; những vấn đề đặt ra trước cuộc cách mạng 4.0...
Đặc biệt, đối với công tác xây dựng Đảng, các địa phương đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 6, nhất là trong sáp nhập xã, cơ chế, chính sách cho đối tượng sau tinh giản, dôi dư. Từ đó trao đổi, chia sẻ cho nhau những giải pháp hợp lý để đưa các nội dung của nghị quyết ngày càng đi sâu vào cuộc sống.
Tham gia thảo luận tại hội nghị liên quan đến một số nội dung về xây dựng NTM và sắp xếp bộ máy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn chia sẻ: Hà Tĩnh xây dựng NTM trong điều kiện còn nhiều khó khăn nên nếu chỉ dựa vào nguồn lực của tỉnh thì rất khó, mà cái quan trọng nhất là nguồn lực từ nhân dân.
Thực tiễn đã cho thấy những kết quả đạt được của Hà Tĩnh trong xây dựng NTM vừa qua là công sức to lớn của người dân, trên tinh thần phát huy tối đa dân chủ cơ sở. Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ một phần nhỏ nguồn lực.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao hội nghị, thể hiện sự năng động, sáng tạo và tự giác của các tỉnh.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng: "Điều đầu tiên là các tỉnh cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, đủ tầm để đảm nhận các nhiệm vụ, vị trí. Cần lấy nội lực là yếu tố lâu dài, nền tảng, trên tinh thần “tự lực, tự cường và sáng tạo”. Muốn phát huy được nội lực, việc đầu tiên là phải có con người đáp ứng yêu cầu, cần khai thác được tối đa tiềm năng tự nhiên của từng địa phương và phát huy truyền thống văn hóa - lịch sử, con người của quê hương."
Ngoài ra, các địa phương cần có bài toán quy hoạch hợp lý, có tầm nhìn từ quy hoạch con người cho đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng cơ chế vận hành hợp lý để huy động các nguồn lực; giữ vững ổn định chính trị; quan tâm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; xây dựng thương hiệu qua các sản phẩm cụ thể, gắn với đó là quan tâm, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.
Việc tổ chức thành công hội nghị sẽ tạo ra một tiền lệ tốt, các tỉnh cần duy trì để mang lại lợi ích chung cho các tỉnh và cả nước.
Tin mới cập nhật
- Hà Tĩnh: Hơn 39.000 đảng viên tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ( 21/10)
- Cơ quan - Công đoàn Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 ( 12/09)
- Lãnh đạo Trung ương Đoàn và tỉnh Hà Tĩnh dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) ( 05/09)
- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh tham dự lễ khai giảng năm học mới tại các trường học ở Nghi Xuân ( 05/09)
- Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( 02/09)
- Phát huy vai trò gắn kết đại biểu dân cử và cử tri ( 08/08)