Đầu buổi chiều, các điểm cầu tiếp tục nghe báo cáo công tác điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của bộ, ngành, địa phương.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm gặp nhiều yếu tố thuận lợi; không phải chịu những tác động tiêu cực của tình hình thời tiết khắc nghiệt, ô nhiễm môi trường. Riêng ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng khá, cả về sản lượng nuôi trồng thủy sản và sản lượng khai thác thủy sản.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh: Ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo đã có mức tăng đáng kể, tăng 10,5%, đã cao hơn mức tăng cùng kỳ của các năm từ 2013 đến nay, đóng góp 7,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện: Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước đến thăm quan. Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng ước đạt 6,2 triệu lượt khách, tăng 30,2%. Các đại biểu đồng tình, đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, đồng thời cũng kiến nghị, đề xuất giải pháp đối với Chính phủ trong việc điều hành, chỉ đạo nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ KTXH năm 2017.
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh. Qua nghe các ý kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ khó khăn, ghi nhận những nỗ lực vượt qua khó khăn của các địa phương, đồng thời cho rằng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn rất nặng nề. Riêng về tăng trưởng, để cả năm 6,7% thì 6 tháng cuối năm phải tăng 7,42%. “Đây là mục tiêu cao nhưng chúng ta có cơ sở, căn cứ để đạt được bởi các ngành, các lĩnh vực chủ yếu có thể nói đang phục hồi mạnh. Xu hướng quốc tế, trong nước đều thuận lợi” - Thủ tướng nói. Thủ tướng cho biết, còn nhiều dư địa để tăng trưởng, đồng thời nhấn mạnh vấn đề đặt ra là chúng ta phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, cải cách đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhất là các bộ quản lý sản xuất kinh doanh và vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể, đột phá, mang lại hiệu quả thực chất. Tiếp tục ưu tiên xây dựng và hoàn thiện thể chế, tập trung thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Khẩn trương xem xét sửa đổi, bổ sung để tạo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai và đầu tư công. Triển khai quyết liệt các giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và các giải pháp bền vững, dài hạn gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Đặc biệt chú trọng khâu tổ chức thực hiện, nói đi đôi với làm, chuyển động toàn hệ thống để chính sách đi vào cuộc sống. Gắn việc chỉ đạo, triển khai với công tác đôn đốc, kiểm tra. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đẩy mạnh năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, xây dựng Chính phủ điện tử; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ chính trị, KTXH của đất nước. |
Tin mới cập nhật
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 118/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ( 08/01)
- Sửa đổi nhiều khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2025 ( 06/01)
- Thành phố Hà Tĩnh công bố Nghị quyết của UBTV Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính ( 02/01)
- Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ huyện Thạch Hà ( 02/01)
- Lãnh đạo Hà Tĩnh chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 nhân 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ( 20/12)
- Hà Tĩnh: Hơn 39.000 đảng viên tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ( 21/10)