Trao quyền cho phụ nữ
EmailPrintAa
10:52 10/06/2013

Phụ nữ có nhiều khả năng, thế mạnh của mình, tuy nhiên do một số quan niệm lạc hậu, đã làm hạn chế đến sự phát triển của chị em. Để tạo điều kiện cho chị em phát huy tiềm năng, hội nhập, Hội LHPN các cấp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động tháo gỡ hướng đến bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa để thúc đẩy phát triển và tiến bộ lâu dài

Để trao quyền cho phụ nữ, trước hết phải nâng cao nhận thức cho chị em trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, công tác tuyên truyền được quan tâm hàng đầu. Trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã tranh thủ tối đa các chương trình phối hợp, các dự án lớn, nhỏ và tiết kiệm từ các hoạt động khác… để tạo nguồn lực cho hoạt động này. Đồng thời, Hội quan tâm đào tạo đội ngũ báo cáo viên làm nòng cốt cho hoạt động. Năm 2011, Hội đã trực tiếp tổ chức 7 khóa tập huấn cấp tỉnh, mỗi lớp 3-5 ngày cho 584 lượt báo cáo viên của hội. Các lớp tập huấn đều do giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm ở Học viện Chính trị; trường ĐH Luật, ĐH Kinh tế, các Trung tâm năng cao năng lực tại Hà Nội…trực tiếp báo cáo. Bên cạnh hổ trợ kiến thức sâu về pháp luật, Hội đặc biệt quan tâm đến kỹ năng, phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật để sau tập huấn đội ngũ cán bộ hội, báo cáo viên tuyên truyền viên  phát huy tại cơ sở.

Trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo lựa chọn các nội dung thiết yếu, địa bàn trọng điểm xây dựng mô hình và trên cơ sở đó cho triển khai học tập và nhân rộng. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo triển khai 2 đề án: Đề án “Giáo dục pháp luật về các quyền cho PN và trẻ em” tại 12 xã, 3 huyện (Can Lộc, Hương Sơn, Đức thọ) và đề án” Giáo dục pháp luật, chinh sách, quyền  cho người cao tuổi, người nghèo” tại 20 xã thuộc 4 huyện (Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên). Các đề án này được triển khai qua hệ thống 40 câu lạc bộ “Liên thế hệ tự giúp nhau”, CLB “Đọc sách báo- phổ biến pháp luật” và CLB “Bình đẳng giới, XD gia đình hạnh phúc”. Mỗi CLB được trang bị một tủ sách PL, hệ thống loa máy; hổ trợ một phần tiền nước sinh hoạt, đồng thời có bồi dưỡng cho BCV và BCN CLB. Bình quân, mỗi CLB có 50 cặp vợ chồng tham gia. Đến nay, đã thu hút gần 4.500 gia đình tham gia sinh hoạt và ký cam kết “Gia đình không phạm tội, tệ nạn xã hội”. Các CLB đều duy trì sinh hoạt định kỳ với chủ đề: phổ biến giáo dục pháp luật, các chính sách mới cho phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo… Nhiều đơn vị đã gắn vào ngày pháp luật hàng tháng tổ chức sinh hoạt, thi tìm hiểu, tọa đàm về các chủ đề liên quan. Ngoài ra, các cấp Hội cũng đã củng cố và thành lập mới 75 câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc"; "Phòng  chống  bạo  lực  gia đình", “Phòng chống tội phạm, TNXH", "Phòng chống mua bán người",  thu hút 2.750 thành viên tham gia... Đặc biệt, năm2011, Hội LHPN Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng mô hình mới CLB “5 không, 3 sạch” (Không vị phạm pháp luật và TNXH; không có bạo lực gia đình; không đói nghèo; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học) gắn với việc tuyên truyền các chính sách luật pháp và xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện VSMT,  tiết kiệm năng lượng, sản xuất thực phẩm... theo tiêu chí xây dựng NTM.

Cùng với việc xây dựng mô hình, Hội đã biên soạn, biên tập, in ấn 7.200 tờ  rơi, tờ gấp về tuyên truyền Pháp luật hôn nhân gia đình; tìm hiểu pháp luật hình sự; Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... chuyển 300 cuốn sổ tay "Hỏi - đáp pháp luật mua bán người", Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành (do TW Hội hỗ trợ) đến 262/ 262 xã,phường, thị trấnvà 100% chi hội phụ nữ phục vụ cho công tác tuyên truyền tại cơ sở; biên tập và chuyển đến đến 100% chi hội, đội ngũ báo cáo viên 5 số tài liệu sinh hoạt Hội viên có lồng ghép các nội dung: Hỏi - đáp về Luật bầu cử Đại biểu Quốc Hội, Bầu cử đại biểu HĐND các cấp; chính sách về Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các chính sách an sinh xã hội, luật bình đẳng giới ... và 340 cuốn tài liệu hỗ trợ kỹ năng, phương pháp truyền thông vận động cho báo cáo viênpháp luật và các CLBcơ sở. Tỉnh Hội, huyện Hội đã liên kết tranh thủ nguồn sách, tạp chí từ các Nhà xuất bản, thư viện các Bộ ngành TW và huy động hội viên đóng góp được hàng trăm đầu sách bổ sung cho các tủ sách. Đến nay, toàn tỉnh đã có 69% cơ sở Hội có tủ sách với đa dạng các đầu sách, báo. Và việc đọc sách, báo đã trở thành nhu cầu của chị em

Ngoài ra, các cấp Hội đã chủ động ký kết chương trình phối hợp với các ngành Công an, Tư pháp, LĐTBXH... cùng với các cộng tác viên pháp luật ở địa phương, các báo cáo viên của Hội phổ biến pháp luật về công tác truyền thông phòng chống tội phạm, TNXH từ gia đình tại 12/12 huyện, thị, thành phố gắn với chỉ đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch 01 về "Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH" và tiểu đề án "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số", trong đó đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, hôn nhân gia đình, pháp lệnh dân số sửa đổi, hình sự, đất đai, khiếu nại - tố cáo, phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật phòng chống mua bán người; Giáo dục các kỹ năng sống giúp cho trẻ...  Đi đôi với các buổi tuyên truyền, sinh hoạt theo chuyên đề, các cấp hội cơ sở đã biên tập hàng trăm tin bài, các điều luật quy định về các tội bạo hành, buôn bán phụ nữ, trẻ em, các tội xâm hại tình dục... phối hợp phát trên hệ thống loa đài thôn xóm, khối phố... để chị em và cộng đồng có cơ hội tiếp cận với những điều luật mới ban hành, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Từ việc nâng cao nhận thức, các hoạt động can thiệp khác cũng trở nên hiệu quả hơn. Các cấp hội đã tích cực tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện chính sách-luật pháp về bình đẳng giới theo tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ trong Đại hội PN các cấp; công tác bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016; đánh giá, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị về Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với tiến trình chỉ đạo, tổ chức Đại hội phụ nữ các cấp; giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đặc biệt các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ;  giám sát việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn tín chấp qua Ngân hàng, vốn một số dự án quốc tế và vốn Quỹ phát triển phụ nữ Hà Tĩnh. Trong năm 2011, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn vốn, cơ bản không xảy ra sai sót. Ở các vùng triển khai dự án trọng điểm của tỉnh, các cấp Hội đã phối hợp giám sát các hoạt động áp giá, kiểm đếm và trả tiền bồi thường cho các hộ dân tại vùng GPMB các dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng, Mỏ sắt Thạch Khê. Công tác tham gia hòa giải, tiếp công dân, tư vấn pháp luật và giải quyết đơn thư; các hoạt động phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em đạt kết quả tốt.

Bà Nguyễn Thị Hà Tân - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh cho biết: Việc trao quyền cho phụ nữ là vấn đề cấp thiết và chỉ đến khi phụ nữ được giải phóng khỏi bất bình đẳng và nghèo đói thì những mục tiêu khác mới phát triển được bền vững. Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ đã tích cực  lấp đầy những khoảng cách về luật pháp, chính sách, nguyện vọng của hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái trong toàn tỉnh. Kết quả này sẽ là động lực thúc đẩy  các cấp hội tiếp tục hoạt động hướng đến trao quyền kinh tế để họ tiếp cận các nguồn kinh tế tài chính và các hệ thống bảo hiểm xã hội, tăng cường sự tham gia của nữ giới trong các quyết sách của địa phương.


    Ý kiến bạn đọc