Hiện tại và những năm tiếp theo, với lợi thế là tỉnh có nhiều dự án kinh tế trọng điểm đã và đang triển khai trên địa bàn, cùng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn đang là một lợi thế lớn cho sự phát triển. Nhưng làm thế nào để phát huy hiệu quả những lợi thế đó cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho con em ở nông thôn, đang là một vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền các cấp trong thời gian tới.

">          Hiện tại và những năm tiếp theo, với lợi thế là tỉnh có nhiều dự án kinh tế trọng điểm đã và đang triển khai trên địa bàn, cùng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn đang là một lợi thế lớn cho sự phát triển. Nhưng làm thế nào để phát huy hiệu quả những lợi thế đó cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho con em ở nông thôn, đang là một vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền các cấp trong thời gian tới.

" /> Vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hà Tĩn h trong thời gian gần đây          Hiện tại và những năm tiếp theo, với lợi thế là tỉnh có nhiều dự án kinh tế trọng điểm đã và đang triển khai trên địa bàn, cùng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn đang là một lợi thế lớn cho sự phát triển. Nhưng làm thế nào để phát huy hiệu quả những lợi thế đó cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho con em ở nông thôn, đang là một vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền các cấp trong thời gian tới.

">          Hiện tại và những năm tiếp theo, với lợi thế là tỉnh có nhiều dự án kinh tế trọng điểm đã và đang triển khai trên địa bàn, cùng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn đang là một lợi thế lớn cho sự phát triển. Nhưng làm thế nào để phát huy hiệu quả những lợi thế đó cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho con em ở nông thôn, đang là một vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền các cấp trong thời gian tới.

" />
Vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hà Tĩn h trong thời gian gần đây
EmailPrintAa
17:39 08/05/2012

         Hiện tại và những năm tiếp theo, với lợi thế là tỉnh có nhiều dự án kinh tế trọng điểm đã và đang triển khai trên địa bàn, cùng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn đang là một lợi thế lớn cho sự phát triển. Nhưng làm thế nào để phát huy hiệu quả những lợi thế đó cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho con em ở nông thôn, đang là một vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền các cấp trong thời gian tới.

         Giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc, cấp bách, được cấp ủy, chính quyền các cấp ở tỉnh ta hết sức quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn trên địa bàn toàn tỉnh đang triển khai nhiều công trình, dự án trọng điểm,. Theo tính toán của các chuyên gia đến năm 2015, tỉnh ta có nhu cầu tuyển dụng trên 285 ngàn lao động qua đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Trong đó có nhiều dự án với số lượng tuyển dụng  lớn như Khu kinh tế Vũng Áng dự kiến đến năm 2015 có nhu cầu tuyển dụng trên 35 ngàn lao động. Đây có thể xem là một thuận lợi, một cơ hội lớn về bài toán giải quyết công ăn, việc làm cho bà con nông dân bấy lâu nay, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cấp uỷ, chính quyền, các sở, ban, ngành liên quan; vì thực tế nhu cầu về lao động là rất lớn, nhưng đó là lao động qua đào tạo, đòi hỏi có trình độ chuyên môn, kỷ thuật cao. Do vậy để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài thì ngoài sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành, ngay từ bây giờ tỉnh cần sớm xây dựng các lộ trình, bước đi cụ thể, cần có sự chung tay vào cuộc của các ngành liên quan trong việc đào tạo nghề, nhất là các đối tượng ở nông thôn.

Mô hình thu mua, chế biến hải sản tại Lộc Hà

       Thực tế trong những năm qua, tỉnh ta đã tập trung nỗ lực vào thực hiện hàng loạt các giải pháp giải quyết việc làm và bước đầu đã thu được nhiều kết quả quan trọng như: Triển khai quy hoạch, sắp xếp, nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm, gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lực lượng lao động trong vùng di dời dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng; chú trọngđào tạo nguồn nhân lực lao động kỹthuật phục vụcác chương trình, dựán trọng điểm của tỉnh. Đến nay, đã có 33 cơ sở đào tạo nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy nghề cho nhân dân, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 2,3 vạn lao động; ngoài ra các trung tâm đào tạo nghề của các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ… bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 800 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 22,5% lên 35%, trong đó, đào tạo nghề tăng từ 20% lên 31%. Công tác giải quyết việc làm được quan tâm bằng nhiều hình thức, như: mở sàn giao dịch việc làm, cho vay vốn theo dự án, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động...; bình quân mỗi năm có trên 3,1 vạn lao động có việc làm mới và xuất khẩu lao động trên 6.000 người. Đến năm 2010, tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 63, 95%, công nghiệp xây dựng 13.05%, thương mại, dịch vụ 23%.Trong nhiều năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung sự nỗ lực vào thực hiện hàng loạt các giải pháp để giải quyết việc làm và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tế đặt ra thì  còn một khoảng cách rất lớn, để làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho bà con nông dân, nhất là bà con các vùng di dời, tái định cư nhằm phục vụ cho các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh, tỏng thòi gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp trước mắt và lâu dài như: Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở dạy nghề bằng việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh và các Trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Thành lập mới các phòng, khoa, mở các mã, ngành nghề đào tạo mới. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Trường dạy nghề tại Khu kinh tế Vũng Áng; khuyến khích các trường đại học cao đẳng có các chuyên ngành phù hợp thành lập các phân hiệu tại Hà Tĩnh; khuyến khích thành lập các trường, các trung tâm dạy nghề thuộc các doanh nghiệp tại các khu kinh tế. Quy hoạch lại mạng lưới các trường, trung tâm dạy nghề, củng cố, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo ở các trường, trung tâm dạy nghề đã có, thành lập mới các trung tâm dạy nghề, trong đó ở mỗi huyện, thị phải có ít nhất một trung tâm dạy nghề để đào tạo, dạy nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xuất khẩu. Mở rộng và nâng cao chất lượng chuyển giao kỹ thuật, công nghệ của các tổ chức khuyến nông – ngư – công – thương, khuyến khích các nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống truyền nghề cho các thế hệ sau. Tăng cường công tác liên doanh, liên kết đào tạo, tuyển dụng với các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước để tổ chức tuyển sinh đào tạo các ngành nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là các ngành nghề kỹ thuật cao mà các cơ sở đào tạo trong tỉnh chưa đáp ứng được; thành lập, giao trách nhiệm cho cơ quan đại diện thực hiện chức năng điều phối, hợp đồng cung ứng lao động, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút lao động, nhất là nguồn nhân lực cao, trong đó đặc biệt chú trọng việc thu hút đội ngũ các giáo viên và các chuyên gia. Thành lập quỹ dạy nghề, giai rquyết việc làm, ổn định đời sống dân sinh cho người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để triển khai nhanh các dự án trên địa bàn tỉnh.

Mô hình làm nấm của nông dân huyện Can Lộc

      Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề việc làm, nghề nghiệp, phù hợp với thời kỳ mới. Trong đó vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn không chỉ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế nông thôn mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, xã hội nông thôn, tạo khí thế sôi nổi trong làng xã, nâng cao trình độ kỹ thuật và năng lực tổ chức công việc của người lao động. Giải quyết tốt vấn đề việc làm ở nông thôn sẽ phát huy được nguồn nội lực quan trọng của đất nước, tiếp vào đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai, trực tiếp góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hôi, chính trị, an ninh quốc phòng… mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra - Phấn đấu đến năm 2015, tỉnh ta trở thành tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển.


    Ý kiến bạn đọc