Câu hỏi:
Đề nghị tỉnh mở rộng đối tượng được vay vốn có hỗ trợ lãi suất cho các loại hình hộ cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã...có quy mô nhỏ; đồng thời nâng mức vốn vay đối với những hộ đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp.
Trả lời:
Đề nghị tỉnh mở rộng đối tượng được vay vốn có hỗ trợ lãi suất cho các loại hình hộ cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã … có quy mô nhỏ:
Từ đầu năm 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới và các ngành có liên quan soát xét lại các văn bản liên quan đến chính sách về hỗ trợ lãi suất của tỉnh để bổ sung, sửa đổi phù hợp với thực tiễn và cũng là để giải quyết các kiến nghị của cử tri về vấn đề này.
Nội dung chính của các Văn bản hỗ trợ lãi suất nêu trên chủ yếu hướng tới mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích tăng về quy mô và tập trung khuyến khích vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh; sau quá trình thực hiện, đã mở rộng dần về đối tượng thụ hưởng.
Tuy chưa mở rộng cho tất cả các đối tượng khách hàng thuộc các loại hình hộ cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã.
Các chính sách lãi suất đang thưc hiện đến cuối năm 2013 về cơ bản chủ yếu khuyến khích các khách hàng sản xuất quy mô lớn và vừa, có tính hàng hóa và tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Quy định về hỗ trợ lãi suất đang áp dụng là phù hợp và có tác dụng lớn đối với cả người sản suất kinh doanh và cả các tổ chức tín dụng. Pham vi và đối tượng hỗ trợ sau một số lần điều chỉnh về cơ bản đã phù hợp với định hướng khuyến khích sản xuất kinh doanh, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.
Các kiến nghị về mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ lãi suất cho các loại hình hộ cá thể, tổ hợp tác, HTX… là ý kiến chính đáng. Tuy nhiên, mở rộng đối tượng thụ hưởng đến mức nào thì phải phụ thuộc vào khả năng nguồn cân đối ngân sách để hỗ trợ và phù hợp với mục tiêu khuyến khích phát triển ngành nghề, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển của tỉnh.
Trên cơ sở soát xét lại cơ chế, chính sách hiên đang áp dụng, ngay từ đầu năm 2014, UBND tỉnh ban hành các quy đinh về hỗ trợ lãi suất để thực hiện từ năm 2014, bao gồm:
- Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về việc hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 về hỗ trợ lãi suất từ nguồn vốn Chương trình MTQG XDNTM (thay thế Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh và Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh).
Đề nghị nâng mức vốn vay đối với những hộ đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp:
Các đối tượng vay vốn đầu tư cơ giới hóa nông nghiêp chủ yếu hiện nay lựa chọn một trong hai quy định về cho vay hỗ trợ lãi suất:
- Hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg (trước năm 2014) và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTG (từ 01/01/2014) của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND (trước 6/2014) và Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND (từ 6/2014) của UBND tỉnh từ nguồn nông thôn mới của tỉnh).
- Theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014: Mức vay tối đa để mua các loại máy, thiết bị bằng 100% giá trị hàng hóa.
Thời gian qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đều thực hiện cho vay theo quy định này. Trường hợp hộ vay có phần vốn tự có thì ngân hàng cho vay phần còn thiếu (không quy định mức cho vay chung cho tất cả các đối tượng).
- Theo các quy định cho vay khác của các tổ chức tín dụng (ngoài Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTG): Mức cho vay phụ thuộc vào giá trị hàng hóa trong phương án vay vốn (ở một số tổ chức tín dụng , quy định của ngân hàng cấp trên có yêu cầu có một phần vốn tự có có giá trị khoảng trên dưới 10% giá trị hàng hóa.
- Về mức cho vay của ngân hàng đối với từng hộ vay vốn thì không khống chế (mức cho vay đủ để mua sắm máy móc thiết bị). Tuy nhiên, do loại cho vay này thuộc vốn vay trung, dài hạn (trên 12 tháng), trong khi nguồn vốn huy động của các các tổ chức tín dụng thường có thời hạn ngắn hạn (dưới 12 tháng) nên nguồn vốn cho vay trung, dài hạn có thời điểm khó khăn nên ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh cho vay theo loại này. UBND tỉnh đã yêu cầu Chi nhánh NH Nhà nước tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại làm việc với ngân hàng cấp trên bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay của các đối tượng trên địa bàn.
Tin mới cập nhật
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ Nhất, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 09/08)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ Nhất, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 09/08)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVII (Cử tri thị xã Hồng Lĩnh) ( 29/12)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVII (Cử tri thị xã Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh) ( 29/12)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVII (Cử tri thành phố Hà ( 29/12)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVII, (Cử tri các huyện Thạch Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc, Vũ Quang, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh). ( 29/12)