Trả lời:
Thực hiện chủ trương giao đất gắn với giao rừng, thời gian qua toàn tỉnh đã giao 312.153 ha/362.603 ha rừng và đất lâm nghiệp (đạt 86%), trong đó giao cho 21 tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng với 279.028 ha (chiếm 77%); giao cho 13.999 hộ gia đình, cá nhân quản lý 33.125 ha (chiếm 9,1%) tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp. Tuy nhiên việc giao đất, giao rừng trong thời gian qua còn một số bất cập, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các chủ rừng và chủ trương xã hội hóa lâm nghiệp, cụ thể: Các đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng được giao quản lý diện tích rừng phòng hộ lớn (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn trên 24.000 ha, Chúc A trên 9.000 ha); các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng lại được giao quản lý đất rừng sản xuất lớn (Ban quản lý khu BTTN Kẻ Gỗ 5.403 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Sâu 7.616 ha, Nam Hà Tĩnh 11.625 ha,...); một số diện tích giao cho các tổ chức sử dụng chưa hiệu quả trong đó có Công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã thành lập Đoàn liên ngành (do Sở TN và MT chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã) tiến hành rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích chuyển về cho chính quyền địa phương để giao lại cho các hộ dân, cho các tổ chức thuê phát triển lâm nghiệp hiệu quả hơn; đến nay, đã rà soát 19/21 tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn 164 xã thuộc 11 huyện, thị xã với tổng diện tích đã rà soát là 294.441,6 ha; qua rà soát, các Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 19 quyết định thu hồi 21.607,59 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó, thu hồi chuyển về cho địa phương để giao cho hộ dân với diện tích là 16.256,47 ha; thu hồi cho các tổ chức kinh tế thuê 5.351,14 ha). Tuy nhiên, việc tổ chức giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp về cho các hộ dân của UBND các huyện tiến độ còn chậm (Hương Sơn 3.826,9/4.673,5 ha đạt 82%, Hương Khê 3.775,8/8.155,2ha đạt 46%, Can Lộc, Kỳ Anh đang xây dựng phương án).
UBND tỉnh đang hoàn chỉnh Đề án Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; trong đó có các giải phápsắp xếp, kiện toàn các Ban quản lý rừng phòng hộ, gắn với việc rà soát quỹ đất lâm nghiệp của các tổ chức để giao quản lý, sử dụng ổn định, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đảm bảo hiệu hiệu quả hơn.
Tin mới cập nhật
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)