Câu hỏi 2. Đề nghị tỉnh quy hoạch vùng trồng cây dược liệu đối với các địa phương có điều kiện thuận lợi như huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang
Trả lời: - Hà Tĩnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 360.703 ha chiếm 60,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó có trên 218.000 ha rừng tự nhiên, nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, đặc biệt là các loài dược liệu, lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao như (Hoàng đằng, Mộc hoa trắng, Hoài sơn, Xích đông nam, Chỉ xác, Gấc, Thiên niên kiện, Lá khôi tím, Ba kích, Hương bài,…); sản lượng thu hái lâm sản ngoài gỗ hàng năm từ rừng ước tính trên 3.000 tấn nguyên liệu, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang…. Việc khai thác, phát triển lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây dược liệu nói riêng trên diện tích đất rừng, đặc biệt sau khi thực hiện giao đất giao rừng theo Đề án 3952, có hơn 70.000 ha đã giao cho hộ gia đình, cá nhân và trên 34.000 ha đang do UBND các xã quản lý, mở ra khả năng phát triển các loài cây dược liệu bằng các hình thức gây trồng trên đất lâm nghiệp hoặc phát triển dưới tán rừng.
- Đối với ý kiến của cử tri huyện Hương Sơn đề nghị tỉnh quy hoạch vùng trồng cây dược liệu đối với các địa phương có điều kiện thuận lợi như huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang: Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 quy định: Tại Điều 5. Hệ thống quy hoạch quốc gia bao gồm: (1) Quy hoạch cấp quốc gia; (2) Quy hoạch vùng; (3) Quy hoạch tỉnh; (4) Quy hoạch đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; (5) Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Quy định tại Khoản 2, Điều 13: Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch: Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất tiêu thụ. Như vậy theo quy định của Luật Quy hoạch, không lập các quy hoạch riêng cho phát triển sản xuất các sản phẩm cụ thể, mà được nghiên cứu tích hợp trong Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh.
- Để phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nói chung, cây dược liệu nói riêng trên diện tích đất rừng, gắn với phát triển kinh tế rừng và bảo vệ môi trường sinh thái, giảm áp lực lên rừng tự nhiên. UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án lâm sản ngoài gỗ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 03/7/2017; đồng thời trong Đề án khai thác tiềm năng lợi thế rừng, đất lâm nghiệp được BCH Đảng bộ tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 07/12/2017 đã định hướng: Phát triển cây dược liệu đến năm 2025 ổn định khoảng 3.000 ha tại các huyện miền núi Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, các xã vùng trà sơn của huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ …; những loài ưu tiên đầu tư phát triển cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Sa nhân, Ba kích, Hoàng đằng, Mã đề, Kim tiền thảo, Trám, Gừng, Xạ hương, Lá khôi…; trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt, vườn rừng, vườn hộ. Gắn giữa việc phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu với bảo vệ rừng tự nhiên, gắn việc gây trồng với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đang trình HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp thứ 7 này), định hướng xây dựng trung tâmdược liệu tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, tôn tạo và phát triển 258 vườn sưu tập cây thuốc tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh,…
UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện theo định hướng của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân phát triển trồng cây dược liệu đảm bảo hiệu quả, bền vững; đồng thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích phát triển trồng cây dược liệu (Hiện nay, UBND tỉnh đang giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp các Sở ngành, địa phương tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND giai đoạn 2016-2018 và tham mưu xây dựng chính sách giai đoạn 2019-2021 trình HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm).
Tin mới cập nhật
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)