Trả lời:
2.1. Đề nghị tỉnh bổ sung chính sách hỗ trợ cho tất cả các thôn đạt chuẩn các tiêu chí Khu dân cư kiểu mẫu và hỗ trợ thêm các hệ thống tưới tiết kiệm khác (Cử tri huyện Hương Khê, Vũ Quang).
- Đối với chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu: Quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh thời gian tới là xây dựng nông thôn mới chủ yếu đi vào chiều sâu, đẩy mạnh xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu và các chính sách của tỉnh cũng ưu tiên thực hiện theo quan điểm này. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành tiến hành rà soát, nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các chính sách các cơ chế, chính sách hỗ trợ, theo hình thức hỗ trợ theo kết quả đầu ra, UBND tỉnh tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất HĐND tỉnh ban hành chính sách mới đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng cân đối ngân sách.
- Đối với bổ sung hỗ trợ thêm các hệ thống tưới tiết kiệm khác: Theo quy định tại Nghị quyết 32 đã có quy định: “Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình” và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành mẫu thiết kế mẫu, thiết kế điển hình. Trong thời gian tới, khi đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho giai đoạn tiếp theo (thay thế Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh hết liệu lực), Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách này, đồng thời giao các sở ngành liên quan tham mưu ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đa dạng hơn đảm bảo phù hợp với các vùng miền và đặc điểm canh tác khác nhau. Đồng thời trong chính sách hỗ trợ vườn mẫu, khu dân cư mẫu cũng theo hướng ưu tiên thực hiện việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong đó có xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm.
2.2. Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND tỉnh quy định tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa là xã và các thôn đều có cổng chào, tuy nhiên, hiện nay các địa phương đang thực hiện theo lộ trình sáp nhập thôn, sáp nhập xã. Đề nghị tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp (Cử tri huyện Thạch Hà).
Cổng chào (cổng làng) ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Cổng làng là hình tượng của quê hương, xứ sở, không chỉ tồn tại gắn bó với nhiều thế hệ dân làng mà còn mang ý nghĩa trong sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp của con người sinh sống nơi đây. Vì vậy, trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu ban hành tại Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND tỉnh có nội dung các thôn có cổng chào (trước khi ban hành Bộ tiêu chí Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã lấy ý kiến của các sở, ngành và địa phương đến tận các thôn, các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và đã được sự đồng tình cao).
Tuy nhiên, hiện nay thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, sáp nhập xã không chỉ riêng cổng chào của các xã, các thôn mà nhiều công trình hạ tầng như: Trương học, Trạm Y tế, Trụ sở xã, Nhà văn hóa thôn…, vì vậy trong lộ trình sát nhập các địa phương phải tính toán để có sự đầu tư, xây dựng hợp lý, tránh tình trạng xây dựng không theo quy hoạch, định hướng lâu dài gây lãng phí ngân sách và sự đóng góp của nhân dân. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu (Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018). UBND tỉnh đang giao các ngành xây dựng bộ tiêu chí xã nông thôn kiểu mẫu thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020, trong đó không yêu cầu bắt buộc phải có cổng chào.
2.3. Xử lý, tháo gỡ khó khăn việc giải ngân nguồn vốn nông thôn mới từ ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với các công trình khởi công mới năm 2018 do quy định phải phê duyệt dự án trước 31/10/2017, trong khi ngân sách Trung ương phân bổ ngày 07/3/2018 và tỉnh phê duyệt ngày 11/10/2018 (Cử tri huyện Can Lộc, Thạch Hà).
Theo Quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm thì điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đối với dự án khởi công mới là phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch.
Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được thực hiện theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ; theo đó hàng năm căn cứ Quyết định phân bổ vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án khởi công mới sử dụng nguồn Ngân sách Trung ương trong xây dựng nông thôn mới và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư danh mục dự án trên toàn tỉnh.
Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân các xã hoàn thiện và phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình khởi công mới đảm bảo về thời hạn phê duyệt trước thời điểm giao kế hoạch vốn chi tiết cho dự án.
Thực tế hiện nay một số địa phương chưa giải ngân được nguồn vốn NSTW hỗ trợ đối với các công trình khởi công mới năm 2018 với lý do chưa thực hiện đúng quy trình phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ.
Để việc giải ngân nguồn vốn NSTW hỗ trợ đối với các công trình khởi công mới hàng năm trong xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng quy định, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương thực hiện việc lập hồ sơ xây dựng công trình, phân bổ vốn chi tiết cho các dự án.
2.4. Ban hành chính sách hỗ trợ các xã chịu tác động trực tiếp của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê trong xây dựng nông thôn mới.
Về Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê: Sau khi có ý kiến của Tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị dừng triển khai thực hiện Dự án.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 946 phê duyệt Đề án phát triển bền vững kinh tế - xã hội các xã chịu ảnh hưởng của Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Đề án 946); UBND tỉnh đã chỉ đạo lập Dự án triển khai; theo báo cáo của UBND huyện Thạch Hà (Chủ đầu tư). Dự án có tổng mức đầu tư 199,888 tỷ đồng, gồm 20 hạng mục công trình thuộc 10 xã chịu ảnh hưởng (Giai đoạn 1: 81,296 tỷ đồng; giai đoạn 2: 118,591 tỷ đồng). Đã triển khai 04 công trình. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án.
Về chính sách nông thôn mới, các xã chịu ảnh hưởng bởi Dự án Thạch Khê cũng là đối tượng hưởng lợi từ các chính sách nông thôn mới của tỉnh (hiện chưa có chính sách đặc thù riêng xây dựng nông thôn mới cho các xã này).
2.5. Duy trì, phát triển các làng nghề trên địa bàn các xã nhằm hình thành các sản phẩm truyền thống, gắn kết với các điểm dừng tham quan trong xây dựng nông thôn mới (Cử tri huyện Thạch Hà).
Duy trì và phát triển các làng nghề trên địa bàn xã nhằm hình thành các sản phẩm truyền thống, gắn kết các điểm dừng tham quan trong xây dựng nông thôn mới cần thiết và có ý nghĩa, đây là một trong những mục tiêu, giải pháp tỉnh đã đề ra trong Đề án thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm được Ủy nhân dân tỉnh ban hành ban hành tại Quyết định số 3292/QĐ-UBND ngày 01/11/2018, trong đó ưu tiên khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống; củng cố, hỗ trợ phát triển đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống ở một số làng nghề có quy mô lớn; hình thành các điểm giới thiệu và bán hàng OCOP gắn với điểm dừng chân theo quy hoạch, tại các khu vực quy hoạch phát triển du lịch
Tin mới cập nhật
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)