Câu hỏi 3. Đề nghị tỉnh sớm có phương án xử lý số hàng thủy sản còn tồn đọng tại các kho đông lạnh do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển.
Trả lời:
Sự cố môi trường ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhân dân Hà Tĩnh, trong đó có các cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản tồn kho. Huyện Lộc Hà là địa phương có số cơ sở chịu ảnh hưởng nhiều nhất toàn tỉnh với 26 cơ sở. Thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động đề xuất nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ các cơ sở:
- Cấp Giấy chứng nhận hải sản an toàn đối với các lô hàng đảm bảo an toàn, chất lượng cho các cơ sở để thực hiện việc tiêu thụ.
- Mở 25 điểm bán hải sản an toàn. UBND tỉnh đã có Quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 về việc ban hành chính sách hỗ trợ các điểm kinh doanh hải sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do thị trường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hải sản chết bất thường.
- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 20/6/2016 về chính sách hỗ trợ tiền điện cho các kho đông lạnh dự trữ hải sản bị ảnh hưởng của sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- UBND tỉnh đã đề xuất Trung ương đưa vào đối tượng thiệt hại bởi sự cố môi trường để có chính sách bồi thường, hỗ trợ.
- Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành các văn bản hướng dẫn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại đối với các cơ sở kho đông kho lạnh.
- Có văn bản gửi Bộ Công Thương danh sách các lô sản phẩm an được cấp Giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm để giới thiệu tiêu thụ.
- Kiểm kê tổng thể tồn kho toàn tỉnh báo cáo Trung ương xem xét xử lý.
- Tiến hành tiêu hủy đối với các lô sản phẩm được xác định có các chất vượt ngưỡng cho phép và đã thực hiện tiêu hủy hơn 306 tấn hải sản theo đúng quy định.
- Tuyên truyền trên phương tiện thông tin, đại chúng về các thông số an toàn về môi trường biển, về các lô sản phẩm hải sản an toàn để người tiêu dùng biết và sử dụng hải sản. Đến nay, thị trường tiêu thụ hải sản có dấu hiệu phục hồi và phát triển.
- UBND tỉnh đã làm việc với đoàn liên ngành của Trung ương để kiến nghị, đề xuất xử lý hải sản tồn kho.
Về phương án xử lý số hải sản tồn kho trong thời gian tới:
- UBND tỉnh sẽ xem xét phê duyệt, thực hiện việc chi trả cho các cơ sở đúng quy định;
- UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tiếp tục hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, hội nghị giao thương để các đơn vị tham gia tìm kiếm bạn hàng tiêu thụ.
- UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc lấy mẫu đối với thủy sản theo quy định, xác định hải sản an toàn để thực hiện việc tiêu thụ trên thị trường.
- UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan hỗ trợ các cơ sở tiêu thụ hải sản an toàn. Kiểm tra, kiểm soát thị trường để đảm bảo thị trường hải sản ổn định và lành mạnh.
- Hiện nay, hải sản có nhiễm các hàm lượng chất vượt ngưỡng cho phép đã thực hiện việc tiêu hủy. Số còn lại đề nghị các tổ chức, cá nhân tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tự chịu định đoạt số hải sản tồn kho của mình theo cơ chế thị trường, Nhà nước không thể can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của cơ sở.
- UBND tỉnh đã báo cáo trung ương đối với số hải sản vượt so với kê khai tháng 9/2016 của các cơ sở, khi Chính phủ và Bộ ngành trung ương đồng ý thì sẽ chỉ đạo triển khai để bồi thường, hỗi trợ cho bà con.
Tin mới cập nhật
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)