Trả lời:
- Giai đoạn 2019 - 2021, chính sách hỗ trợ trồng rừng, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất [1] được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trình tự hồ sơ, thủ tục thực hiện chính sách theo hướng dẫn tại Quyết định số 868/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh [2] . Từ 2019 - 2021 đã hỗ trợ được 18,69 tỷ đồng với 3.739ha (trong đó huyện Hương Sơn 17,1 tỷ đồng với 3.409 ha).
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, việc thực hiện chính sách trồng rừng, làm giàu rừng theo Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND, đến nay chưa thấy các địa phương báo cáo có phát sinh khó khăn, vướng mắc [3] .
- Đến cuối năm 2021, trong quá trình rà soát, tham mưu xây dựng trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 (thay thế Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND), tại Khoản 5 Điều 8 vẫn giữ quy định về nội dung chính sách hỗ trợ trồng rừng, làm giàu rừng (“Hỗ trợ kinh phí mua cây giống bản địa (Lim xanh, Cồng trắng, Re hương, Giổi, Dó trầm, Lát hoa, Mỡ, Gáo) và tiền nhân công cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng để trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất, với mức 5 triệu đồng/ha”) và điểm 5 Mục V Phụ lục kèm theo Nghị quyết đã bổ sung, quy định rõ về nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất được thực hiện theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh. Theo đó, khi phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán, trong quyết định sẽ thể hiện rõ dự toán các khoản chi phí: Chi phí xây dựng (giống, nhân công…), chi phí thiết bị, chi phí tư vấn và chi phí khác theo quy định của Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT, làm cơ sở để cho người dân tham chiếu khi thỏa thuận với đơn vị tư vấn.
Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Văn bản số 686/UBND-NL 5 ngày 14/02/2022, trong đó trọng tâm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn để người dân nắm bắt đầy đủ, hiểu rõ các nội dung, quy trình, hồ sơ thủ tục thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND đảm bảo kịp thời, có hiệu quả (trong đó có chính sách hỗ trợ trồng rừng, làm giàu rừng).
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn kinh phí chính sách năm 2022 theo Quyết định số 971/QĐ-UBND ngày 10/5/2022 của UBND tỉnh.
- Giao UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tổ chức triển khai kiểm tra, thẩm định, phê duyệt hỗ trợ chính sách cho các đối tượng do UBND cấp huyện quản lý, đảm bảo đúng phạm vi, đối tượng và hiệu quả, không để xảy ra các trường hợp lợi dụng, trục lợi chính sách; thực hiện giải ngân kinh phí hỗ trợ kịp thời, quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định. Chủ động bố trí đảm bảo ngân sách cấp huyện theo quy định một số nội dung chính sách tại Nghị quyết. Thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách hàng năm theo đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước.
- Giao các sở, ngành cấp tỉnh tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách đã ban hành; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc (nếu có). Thường xuyên rà soát, trong quá trình thực hiện, có văn bản hướng dẫn cụ thể về các nội dung chuyên môn liên quan đến việc thực hiện chính sách (nếu cần thiết).
[1] (Hỗ trợ kinh phí mua cây giống bản địa (Lim xanh, Cồng trắng, Re hương, Giổi, Dó trầm, Lát hoa, Mỡ, Gáo) và tiền nhân công cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, với mức 5 triệu đồng/ha)
[2] Quy định về hồ sơ cụ thể tại Điểm b, Mục 3.4 Khoản 3 Điều 12 gồm: “Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí mua cây giống bản địa và tiền nhân công của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên là rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức; UBND cấp huyện phê duyệt sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng (Bản sao có chứng thực)...”
[3] Hàng năm khi có Kế hoạch kinh phí thực hiện chính của UBND cấp huyện, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng triển khai thực hiện đến khi hoàn thành nộp Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí, UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các đối tượng, tổng hợp lập danh sách gửi UBND cấp huyện; UBND cấp huyện rà soát, kiểm tra, phê duyệt hỗ trợ theo quy định.
Tin mới cập nhật
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)