Câu hỏi: Đề nghị tỉnh chỉ đạo việc nghiên cứu về từng loại đất rừng để bố trí giống cây phù hợp và có các giải pháp để bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Kẻ Gỗ
Trả lời:
Về nội dung, nghiên cứu về từng loại đất rừng để bố trí giống cây phù hợp:
Toàn tỉnh có diện tích rừng trồng 105.544 ha, trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 25.186 ha, rừng sản xuất 80.358 ha. Thời gian quan, để bố trí giống cây phù hợp với từng loại đất UBND tỉnh đã ban hành các quy hoạch, đề án: Quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch phát triển các loại cây trồng, vật nuôi; Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2020; Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Theo đó, đối với rừng phòng hộ, đặc dụng ở những nơi có điều kiện lập địa tốt trồng các loài cây bản địa như: Lim xanh, re hương, cồng trắng, dó trầm… Những nơi điều kiện lập địa xấu trồng các loài cây mọc nhanh như cây keo để cải tạo đất, sau một chu kỳ sẽ trồng thay thế bằng cây bản địa có tác dụng phòng hộ lâu dài; những nơi có điều kiện lập địa cực đoan, đá lộ đầu như vùng Hồng Lĩnh và một số nơi tầng đất mỏng thì trồng cây thông,… Đối với mục đích trồng rừng để nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi trọc ở những nới có điều kiện lập địa tương đối thuận lợi, tầng đất tốt thì trồng các loài cây như keo, bạch đàn…; ở những nới điều kiện lập địa cực đoan thì trồng cây thông, ngoài ra có thể trồng các loài cây bản địa như mỡ, cồng…
Thời gian tới để xác định và lựa chọn, đề xuất tập đoàn cây phù hợp với từng loại đất:
Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng: UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá cụ thể tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài cây bản địa đã được trồng tại các đơn vị, ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn toàn tỉnh.Kết quả bước đầu cho thấy, một số loài cây bản địa sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện lập địa, khí hậu Hà Tĩnh như: Lim xanh, cồng trắng, re hương, dỗi, dẻ.
Đối với trồng rừng sản xuất: Theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh xác định trồng các loài keo (keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai hom) theo hướng đầu tư thâm canh, cung cấp gỗ lớn phục vụ chế biến sâu; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các mô hình trồng rừng cây bản địa năng suất cao như cây cồng trắng…
Về nội dung,có giải pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Kẻ Gỗ:
Thời gian qua, để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Kẻ Gỗ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, do vậy công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, số vụ việc vi phạm giảm nhiều, không để xẩy ra cháy rừng... đồng thời thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng rừng, kết quả đã nâng độ che phủ rừng lên 85% tăng 7% so với năm 2011.
Xác định rừng Kẻ Gỗ là khu rừng đặc dụng quan trọng, có giá trị nhiều mặt về kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, tạo nguồn sinh thủy cho hệ thống hồ, đập trên địa bàn, trong đó có các hồ đập lớn như: Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, Thượng Tuy, Sông Rác… để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3508/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết việc quản lý bảo vệ rừng bền vững khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ giai đoạn 2013-2020, trong đó đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Kẽ Gỗ, cụ thể:
- Ban quản lý Khu bản tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ tăng cường kiểm soát bảo vệ rừng tại gốc, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện tốt phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã phê duyệt, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng…
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa chủ rừng, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện tốt việc quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ: Tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nâng cao khả năng phòng hộ, duy trì nguồn nước, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng và tổ chức trồng nâng cấp rừng phòng hộ tại những diện tích rừng trồng keo thuần loại, khả năng phòng hộ thấp bằng cách trồng cây bản địa như lim xanh, cồng trắng, re hương… để nâng tính năng phòng hộ bền vững.
Tin mới cập nhật
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)
- Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII ( 26/09)