Thành phố Hà Tĩnh: Tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 và dự thảo luật đất đai sửa đổi
EmailPrintAa
10:30 21/03/2013

Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, kế hoạch của BCĐ tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo luật đất đai sửa đổi, từ cuối tháng 1/2013, BTV thành ủy  Hà Tĩnh đã  thành lập Ban chỉ đạo  tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp và luật đất đai trên địa bàn thành phố, tổ chức hội nghị triển khai đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thành lập các tổ giúp việc để tổ chức tiếp thu và tổng hợp ý kiến góp ý  của nhân dân

 

Để đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân có điều kiện tiếp cận thông tin, gần 2000 bản dự thảo được sao gửi theo từng cấp, ngành, BCĐ thành phố đã chỉ đạo mở thêm chuyên mục” Góp ý sửa đổi Hiến pháp và luật đất đai” trên trang thông tin điện tử thành phố và đài TT-TH thành phố và hướng dẫn nhân dân truy cập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu thêm.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của BCĐ và sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương nên mặc dù thời gian triển khai ngắn lại trùng vào dịp tết Nguyên đán nhưng chỉ sau gần 1 tháng triển khai, hầu hết các cơ quan đơn vị trên địa bàn đã tổ chức cho cán bộ viên chức tham gia góp ý dự thảo bằng văn bản trong đó có 10 cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo tập trung. BCĐ thành phố đã tổ chức 2 hội thảo nhằm lấy ý kiến  từ các nhân sỹ, trí thức, những người am hiểu pháp luật, đại diện các chức sắc tôn giáo, những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và các tầng lớp nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 và luật đất đai sửa đổi. Đã có 306 ý kiến góp ý tại các hội thảo, hội nghị; 746 ý kiến góp ý bằng văn bản, 24 ý kiến góp ý của các vị đại biểu HĐND thành phố cùng hàng nghìn ý kiến của các tầng lớp nhân dân.


Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Hiến pháp và luật đất đai sửa đổi  Thành phố Hà Tĩnh

 

 

Tại các xã, phường, thực hiện chỉ đạo của  thành phố, 100% xã phường đã thành lập BCĐ, tổ giúp việc và triển khai lấy ý kiến đến tận các khối phố, thôn xóm, trường học. Việc tổ chức được triển khai nhanh gọn và  thu hút được sự quan tâm tham gia của đông đảo nhân dân.

Nhìn chung, quá trình  triển khai và tổ chức lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp và luật đất đai tại thành phố Hà Tĩnh đã thực sự trở thành  một đợt sinh hoạt chính trị, tìm hiểu pháp luật rộng lớn, thu hút động đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hầu  hết ý kiến đã thể hiện tinh thần xây dựng, khẳng định chủ trương sửa đổi Hiến Pháp và luật đất đai là đúng đắn, cần thiết. Nhiều ý kiến thực sự tâm huyết, thể hiện tầm nhìn và trách nhiệm trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Không có ý kiến lợi dung dân chủ để chia rẽ, kích động, phát ngôn trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Về nội dung góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có 3 nhóm ý kiến chính là góp ý bổ sung nội dung của các chương điều trong Hiến pháp, ý kiến góp ý về kỷ thuật lập pháp, cách thức diễn đạt, câu chữ.v.v. và một số ý kiến băn khoăn về việc tổ chức thực thi Hiến pháp. Trong số 124 điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có 34 điều được nhân dân đồng tình thống nhất cao, 70 điều có một số ý kiến góp ý chỉnh sửa và có 20 điều có nhiều ý kiến băn khoăn góp ý.

Góp ý về dự thảo luật đất đai sửa đổi, nhìn chung các ý kiến cho rằng việc sửa đổi luật Đất đai 2003 là một yêu cầu cấp bách khi mà nhiều quy định trong luật đã trở nên bất cập trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, nhằm từng bước giảm thiểu tình trạng  khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhièu ý kiến cũng nêu lên thực trạng và những khó khăn bất cập trong công tác quản lý đất đai hiện nay và  góp ý xung quanh các nội dung về trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với đất đai; điều kiện đảm bảo của nhà nước đối với người sử dụng đất, các vấn đề liên quan đến việc thu hồi đất, hợp thức hóa đất ở.v..v. Có 9 điều được nhiều người quan tâm và có ý kiến đề nghị chỉnh sửa.

Kết quả góp ý bước 1 cơ bản đã hoàn thành, với tinh thần trách nhiệm của công dân trước các vấn đề quan tọng của đất nước, BCĐ thành phố đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi công dân tiếp tục nghiên cứu, tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật đất đai sửa đổi với chất lương cao hơn.

 


    Ý kiến bạn đọc