Truyền thông là sức mạnh của hàng triệu con người, với ý nghĩa đó nó là chiếc cầu nối giữa QH và cử tri cả nước. Làm thế nào để cầu nối đó thông suốt góp phần xây dựng QH gần với người dân hơn chính là nội dung quan trọng được đề cập tại hội thảo Quan hệ với báo chí trong hoạt động của QH.

"> Truyền thông là sức mạnh của hàng triệu con người, với ý nghĩa đó nó là chiếc cầu nối giữa QH và cử tri cả nước. Làm thế nào để cầu nối đó thông suốt góp phần xây dựng QH gần với người dân hơn chính là nội dung quan trọng được đề cập tại hội thảo Quan hệ với báo chí trong hoạt động của QH.

" /> Báo chí - cầu nối giữa QH và người dân Truyền thông là sức mạnh của hàng triệu con người, với ý nghĩa đó nó là chiếc cầu nối giữa QH và cử tri cả nước. Làm thế nào để cầu nối đó thông suốt góp phần xây dựng QH gần với người dân hơn chính là nội dung quan trọng được đề cập tại hội thảo Quan hệ với báo chí trong hoạt động của QH.

"> Truyền thông là sức mạnh của hàng triệu con người, với ý nghĩa đó nó là chiếc cầu nối giữa QH và cử tri cả nước. Làm thế nào để cầu nối đó thông suốt góp phần xây dựng QH gần với người dân hơn chính là nội dung quan trọng được đề cập tại hội thảo Quan hệ với báo chí trong hoạt động của QH.

" />
Báo chí - cầu nối giữa QH và người dân
EmailPrintAa
10:58 16/03/2012

Truyền thông là sức mạnh của hàng triệu con người, với ý nghĩa đó nó là chiếc cầu nối giữa QH và cử tri cả nước. Làm thế nào để cầu nối đó thông suốt góp phần xây dựng QH gần với người dân hơn chính là nội dung quan trọng được đề cập tại hội thảo Quan hệ với báo chí trong hoạt động của QH.

Tính đại chúng và vai trò đại diện

Để mỗi quyết định, mỗi chính sách và pháp luật do QH ban hành đều đại diện cao nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì QH phải nắm được tâm tư nguyện vọng của người dân. Báo chí góp phần đắc lực vào việc thực hiện sứ mạng này. Qua báo chí, QH và ĐBQH mới có thể nắm bắt kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn cuộc sống, nguyện vọng của cử tri; cũng như quá trình triển khai thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật. Tính đại chúng của báo chí và vai trò đại diện của QH ở phương diện nào đó là gặp nhau. Chính sự gặp nhau này, tạo điều kiện cho QH và báo chí gần nhau hơn, làm cho mối quan hệ giữa QH và báo chí trở thành mối quan hệ hữu cơ, gần gũi và mật thiết. Với sự phát triển của nhiều loại hình, báo chí trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho tất cả các đối tượng. đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, bao quát hầu hết các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội, báo chí góp phần tích cực trong việc định hướng và tạo đồng thuận trong xã hội. Đối với ĐBQH báo chí vừa là nguồn thông tin vừa là phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ dân cử. Thông qua báo chí, các đại biểu bày tỏ quan điểm trước một vấn đề nào đó, để báo cáo với cử tri về hoạt động của mình, qua đó xây dựng hình ảnh của mình trước công chúng.

Mette Hansen, chuyên gia đến từ Nghị viện Đan Mạch cho biết, QH Đan Mạch là quốc hội mở so với nhiều nghị viện và các phóng viên tác nghiệm tại Khu vực báo chí là những vị khách luôn được chào đón, họ được tự do tiếp cận tòa nhà QH để tác nghiệp. Truyền thống này đã có từ lâu và QH Đan Mạch vẫn duy trì nhằm mang đến cho công chúng cơ hội tốt nhất được cập nhật những thông tin về hoạt động của QH.

Kinh nghiệm 8 chữ T

Phó trưởng đoàn ĐBQH Nam Định Nguyễn Anh Sơn chia sẻ, ngay cả ĐBQH chuyên trách cũng thiếu những kinh nghiệm ứng xử với báo chí, nhất là ở địa phương. Không ít ĐBQH lúng túng trước báo chí, trước những vấn đề báo chí đưa ra. Tuy nhiên, có một thực tế là ĐBQH xuất hiện bằng vai nào trước báo chí khi 2/3 ĐBQH hiện nay hoạt động kiêm nhiệm. Đó là một hỏi khó. Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết – một ĐB đã dành được sự ưu ái của giới báo chí trong thời gian qua đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng hình ảnh với báo chí bằng 8 chữ: Thân thiện, Thẳng thắn, Tỉnh táo, Tự tin. Gs, Ts Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, thể hiện quan điểm trên báo chí, đại biểu có thể không nói hết sự thật, nhưng không bao giờ nói sai sự thật.

Cùng quan điểm với Gs, Ts Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Lê Như Tiến chia sẻ, đừng bao giờ nói không với báo chí, bởi nhà báo cần mình có nghĩa là công chúng đang cần, dư luận xã hội đang cần mình. Kinh nghiệm của ĐB Lê Như Tiến là chỉ có thể hẹn chứ không thể từ chối báo chí.

Ở khía cạnh khác, Phó chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sĩ Dũng đã đề cập tới tính mặt trái truyền thông. Mặt trái này xuất hiện trong những trường hợp như: thông tin không chính xác; phản ánh và truyền tải những hình ảnh chưa hoàn toàn chính xác về hoạt động của QH, ĐBQH.

Chính sách thông tin công chúng

Để báo chí trở thành kênh thông tin của QH, ĐBQH và ngược lại QH luôn thu hút được sự quan tâm của báo chí thì báo chí và QH cần phải đổi mới. Vụ trưởng Vụ các Ủy ban, VPQH Đan Mạch Lis Gronnegaard Rasmussen chia sẻ, mục tiêu của VPQH Đan Mạch là duy trì đối thoại với báo giới với địa vị đặc biệt là một phương tiện truyền thông, là một diễn đàn cho việc tranh luận và một nhà bình luận về công việc của QH. Đối thoại sẽ nâng cao khả năng lắng nghe và sự tin cậy của QH khi đưa ra quan điểm trên báo chí.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của QH Phùng Văn Hùng cho rằng, công tác thông tin, truyền thông về hoạt động của QH còn thiếu sự cân đối. Hiện nay, báo chí là kênh thông tin quan trọng về hoạt động của QH, nhưng hoạt động báo chí mới tập trung chủ yếu ở các kỳ họp QH, còn hoạt động của QH giữa 2 kỳ họp, đặc biệt là hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH chưa được quan tâm, chú ý đúng mức, mặc dù hầu hết các công việc bảo đảm cho sự thành công của kỳ họp được thực hiện giữa 2 kỳ họp tại các cơ quan của QH. Điều này hạn chế người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách cũng như giám sát hoạt động của QH. Từ góc độ tiếp cận này cho thấy truyền thông cần được tiếp cận nhiều hơn nữa hoạt động của các cơ quan QH.

Cho đến thời điểm này, ngoài cơ chế phát ngôn thì chúng ta chưa có chính sách thông tin công chúng QH một cách cụ thể. Chính vì lẽ đó, cần sớm xây dựng chính sách thông tin công chúng với cơ chế và phương thức cung cấp thông tin cho người dân cũng như tiếp nhận ý kiến phản hồi từ người dân, phát huy hơn nữa sức mạnh và tiềm năng vốn có của thông tin công chúng phục vụ hoạt động của QH. Hiện, QH Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án: Kênh truyền hình QH trên đài truyền hình quốc gia để kịp thời thông tin hoạt động của QH, các cơ quan QH, các ĐBQH.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ của người làm báo, nhất là nhà báo chuyên trách về QH. Bởi thực tế đã có báo đưa thông tin sai lệch, chưa chính xác về các hoạt động của QH, ĐBQH, nhất là phát biểu của các ĐBQH tại các kỳ họp. Điều này làm cho mối quan hệ giữa báo chí với cá nhân từng ĐBQH có những khoảng cách nhất định. Nhiều ĐB ngại báo chí


    Ý kiến bạn đọc