Cử tri Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê: Đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm đảm bảo khả thi, đồng thời quan tâm quản lý chất lượng dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ giá, tìm kiếm thị trường, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân
EmailPrintAa
09:09 19/03/2012

. Đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm đảm bảo khả thi, đồng thời quan tâm quản lý chất lượng dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ giá, tìm kiếm thị trường, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân, hướng dẫn nhân dân kiến thức phòng chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, cây lương thực, thực phẩm; quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn, chất lượng các loại thuốc trừ sâu và các ki ốt hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Trả lời:

- Việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong những năm qua đã được Trung ương và Tỉnh đặc biệt quan tâm, thể hiện: Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 về Chương trình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU, trong đó đã giao cho các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã liên quan xây dựng 5 chương trình, 11 đề án, điều chỉnh bổ sung 4 quy hoạch, xây dựng mới 12 quy hoạch và 01 chính sách tổng thể khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015.Nông thôn mới được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu, nhận thức của người dân đã được nâng lên một bước, các xã đã và đang tiến hành lập đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới, Đề án phát triển sản xuất. Như vậy việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được triển khai đồng bộ từ TW đến cơ sở (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), đồng thời đã và đang ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai. 

 - Trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng dịch vụ nông nghiệp luôn được tỉnh quan tâm. Năm 2011 các đoàn liên ngành của tỉnh và của ngành nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, qua đó đã phát hiện và xử lý 792 vụvi phạm, trong đó có 57 vụ kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, xử phạt hành chính gần 210 triệu đồng, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng hoá vật tư nông nghiệp kém chất lượng, mất ATTP, kinh doanh, hành nghề thú y, phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ... sai quy định đã được giảm mạnh so với những năm trước.

 - Về hỗ trợ giá, bao tiêu sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho bà con nông dân:  Năm 2011, UBND tỉnh đã cấp tổng kinh phí 18.082 triệu đồng (là khá lớn so với những năm trước) hỗ trợ cho các địa phương mua giống phục vụ sản xuất Đông Xuân và Hè Thu mang lại hiệu quả; chỉ đạo các đơn vị dịch vụ cung ứng chuẩn bị đầy đủ số lượng và chất lượng giống đáp ứng yêu cầu sản xuất của bà con nông dân; ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 6/01/2011 về việc bán hàng bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; đặc biệt đã ban hành Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015.

- Về hỗ trợ người nông dân tìm kiến thị trường: UBND tỉnh đã quan tâm công tác xúc tiến thương mại, các hoạt động liên kết sản xuất, xây dựng các đề án, như phát triển nuôi lợn, cao su tiểu điền, nuôi tôm trên cát, chế biến sâu các sản phẩm lâm sản,... thông qua liên kết sản xuất đảm bảo tăng giá trị sản phẩm, tạo đầu ra thị trường bền vững, đây là hướng đi mà UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện.

- Về hướng dẫn nhân dân kiến thức phòng chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, cây lương thực, thực phẩm; quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn, chất lượng các loại thuốc trừ sâu và các ki ốt hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật: Để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống, dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo ngành NN và PTNT phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã,... tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ thuật canh tác và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cho bà con nông dân dưới nhiều hình thức, như: qua trang truyền hình địa phương, báo chí, tập huấn, hội thảo đầu bờ, xây dựng các mô hình trình diễn và thông qua mạng lưới thú y và khuyến nông viên cơ sở. Ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 18/01/2010 về việc tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng, phối hợp với Sở NN và PTNT thành lập các đoàn liên ngành và chuyên ngành tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất, nhằm phát hiện, xử lý và chấn chỉnh những sai phạm về buôn bán kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2011, ngành NN và PTNT đã tiến hành 04 đợt kiểm tra, thanh tra tại các hộ buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh, phát hiện 18 hộ vi phạm: buôn bán thuốc không có chứng chỉ hành nghề, phạt cảnh cáo 13 hộ, phạt tiền: 03 triệu đồng. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, UBND tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành NN và PTNT thực hiện đúng chức năng đã được quy định tại Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ NN và PTNT về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 18/01/2010 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, với mục tiêu phục vụ sản xuất ngày càng tốt hơn.


    Ý kiến bạn đọc