Đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, vệ sinh môi trường…
EmailPrintAa
09:17 19/03/2012

Đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, vệ sinh môi trường… Đề nghị các cấp quan tâm hơn nữa việc hoạch định chiến lược phát triển tổng thể gắn với xây dựng nông thôn mới của từng xã, từng khu dân cư; hạn chế tối đa chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác, thường xuyên kiểm soát chất lượng các loại hình dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với nâng cao mức sống của người dân; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ năng công tác cho đội ngũ cán bộ kỷ thuật, cán bộ quản lý xã, phường, thị trấn.

Trả lời

- Về đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, vệ sinh môi trường…đúng như phản ánh của Cử tri. Nhận thức được vấn đề đó, vừa quan UBND tỉnh đã giành nhiều nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhất là: giao thông, thủy lợi, phòng chống lụt bão, môi trường... Đặc biệt đã ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 9/8/2011 về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; tập trung giành nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Nông thôn mới là Chương trình khung phát triển toàn diện xã hội nông thôn, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Tập đoàn MONITOR tư vấn, các dự án, chương trình mục tiêu đã và đang thực hiện ở địa bàn nông thôn, nông nghiệp đều phải lồng ghép hướng tới thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Về hạn chế tối đa chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác. Đây là vấn đề đang được quan tâm không những ở tỉnh ta mà còn trong phạm vi cả nước. Hiện nay, Bộ NN và PTNT đang Dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất lúa; UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 3882/UBND-TH ngày 10/11/2011 về việc quy định một số nội dung về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch xây dựng khu dân cư dọc các tuyến đường; tại mục I, khoản 1 quy định: “việc quy hoạch phải đảm bảo phù hợp chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, tiết kiệm quỹ đất, hạn chế việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao sang đất chuyên dùng khu dân cư và phải nằm ngoài đất ổn định trồng lúa, đặc biệt đất trồng hai vụ lúa...”. UBND tỉnh đã quán triệt quan điểm này trong quá trình chỉ đạo và phê duyệt các dự án đầu tư ở nông thôn như: hạ tầng giao thông, khu dân cư dọc tuyền dường...; để chủ trương này được thực hiện tốt, đề nghị các cấp chính quyền quan tâm khi triển khai các dự án tại địa phương, đồng thời cần có sự quan tâm, phản ảnh thường xuyên của cử tri về vấn đề trên để UBND tỉnh có được các thông tin kịp thời chỉ đạo thực hiện.

- Về thường xuyên kiểm soát chất lượng các loại hình dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm (vấn đề này đã được trả lời tại một phần nội dung của câu 4).

- Về đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với nâng cao mức sống của người dân. Thời gian qua cùng với việc phát triển công nghiệp, các khu kinh tế trọng điểm; UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề, có cơ hội việc làm trong các dự án lớn trên địa bàn tỉnh, triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước cải thiện việc làm, đời sống cho người dân.

- Về tăng cường bồi dưỡng, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý xã, phường, thị trấn: Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 165/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Qua 2 năm triển khai thực hiện đã đào tạo 02 lớp Trung cấp kinh tế nông nghiệp cho 140 người; 18 lớp Trung cấp chính trị cho 1.940 cán bộ công chức; 43 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho 4.737 người; Dự kiến thu hút khoảng 700 sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác tại xã phường, thị trấn. Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục chỉ đạo để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn cụ thể: Đến 2015: 60% cán bộ chuyên trách có trình độ từ Trung cấp trở lên, 100% công chức có trình độ Trung cấp trở lên, 30% cán bộ chủ trì có trình độ đại học; Đến 2020: 100% cán bộ, công chức có trình độ từ Trung cấp trở lên, 30%-40% cán bộ chủ trì có trình độ đại học; Đến 2030: 100% cán bộ, công chức có trình độ từ Trung cấp trở lên 50%-60% cán bộ chủ trì có trình độ đại học


    Ý kiến bạn đọc