Theo Báo cáo, hiện thành phố Hà Tĩnh có 1.128 cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó có 90 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 698 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 340 cơ sở dịch vụ ăn uống, 4 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung và 9 chợ kinh doanh lớn, nhỏ.
Đoàn đi kiểm tra Khu giết mổ tập trung tại phường Văn Yên |
Xác định tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATVSTP đối với đời sống, sức khỏe của nhân dân, thời gian qua, UBND thành phố Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo các phòng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về ATVSTP thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các chương trình tập huấn, nói chuyện chuyên đề, đồng thời thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xứ lý các cơ sở kinh doanh có biểu hiện vi phạm.
Trong năm 2013, thành phố đã thành lập 21 Đoàn kiểm tra về công tác đảm bảo ATVSTP và tiến hành kiểm tra tại 1579 lượt cơ sở kinh doanh. Phát hiện 201 cơ sở có dấu hiệu vi phạm và xử phạt hành chính gần 120 triệu đồng. UBND thành phố cũng đã ủy quyền cho Trung tâm y tế dự phòng và các phường xã thẩm định và lũy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho 202 cơ sở.
Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Hoàng Thị Cẩm Tú Tỉnh ủy viên, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh đã đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của thành phố đối với công tác đảm bảo ATVSTP thời gian qua. Đồng thời cũng nhấn mạnh đây là lĩnh vực được cử tri và nhân dân hết sức quan tâm, qua dư luận cho thấy công tác đảm bảo ATTP đang bọc lộ nhiều tồn tại, bất cập, gây lo lắng cho người tiêu dùng. Thời gian tới, đề nghị thành phố cần xác định rõ vai trò địa bàn trung tâm, trọng điểm, để tiếp tục đẩy mạnh tuyền truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, nhân dân; thực hiện nghiêm các quy định về phân cấp quản lý đối với lĩnh vực này, đồng thời phối hợp tích cực với các cơ quan, ngành chức năng trong công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Cần lưu ý tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng mô hình chợ ATTP đối với chợ tỉnh đã được đầu tư, tích cực nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn đối với các sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện để sản phẩm an toàn được tiêu thụ thuận lợi trên địa bàn, quản lý tốt xuất xứ của các sản phẩm, tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn. Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. Quan tâm kiểm tra, nhắc nhỏ đối với các hộ kinh doanh thức ăn đường phố, các nhà hàng khách sạn, các đơn vị có bếp ăn tập thể, nhà ăn bán trú của các nhà trường...tuyệt đối không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là trong dịp tết nguyên đán
Đoàn giám sát cũng tiếp thu những ý kiến đề xuất, kiến nghị của thành phố liên quan đến cơ chế tổ chức cơ quan quản lý, điều kiện kỹ thuật và nguồn lực đảm bảo cho công tác này sẽ được đoàn tổng hợp và chuyển đến các cấp, ngành chức năng xem xét, giải quyết.
Tin mới cập nhật
- Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ( 03/12)
- Làm việc với các sở Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo về nội dung trình kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 02/12)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 118/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ( 25/11)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ( 23/09)
- Liên hệ chặt chẽ với các trường nghề trên địa bàn để đảm bảo số lượng công nhân làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ( 11/09)
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cần tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống người lao động ( 11/09)