Giám sát kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
EmailPrintAa
16:03 09/10/2013

Tiếp tục chương trình giám sát kết quả thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, sáng ngày 09/10/2013, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với sở Lao động - Thương binh - Xã hội, sở Nội vụ. Tham dự làm việc có đồng chí Đặng Quốc Vinh – UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hoàng Thị Cẩm Tú - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; đại diện Lãnh đạo sở Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Công thương, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án " Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020"; ban hành danh mục, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng, mức hỗ trợ kèm nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gồm 80 nghề và nhóm nghề … Qua hơn 4 năm thực hiện Đề án, tính đến 31/12/2012 đã tổ chức 496 lớp dạy nghề, với 14.799 lao động. Nhóm nghề nông nghiệp đào tạo cho 8.327 lao động chiếm tỷ lệ 56,27%; nhóm nghề phi nông nghiệp đào tạo cho 6.472 lao động, chiếm tỷ lệ 43,73%. Lao động qua đào tạo thuộc các nhóm đối tượng như sau: đối tượng 1, thuộc diện hộ hộ nghèo, gia đình chính sách, người bị thu hồi đất có 4.828 lao động; đối tượng 2, hộ cận nghèo 1.626 lao động; đối tượng 3, lao động nông thôn khác 8.349 lao động. 9 tháng đầu năm 2013 đã mở được 190 lớp dạy nghề cho 6.266 lao động, trong đó nghề phi nông nghiệp 2.405 lao động; nghề nông nghiệp 3.861 lao động. Tống kinh phí hỗ trợ cho dạy nghề lao động nông thôn 40,508 tỷ đồng.

Đồng chí Đặng Quốc Vinh  - UV BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu

tại buổi làm việc

 

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã chất vấn, đề nghị các sở, ngành làm rõ về công tác tư vấn đào tạo nghề; vai trò của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án; có bao nhiêu xã chưa được triển khai công tác đào tạo nghề; tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào; đánh giá thự chất chất lượng đào tạo; tiêu chí phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các trung tâm đào tạo nghề …. Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, đồng chí Đặng Quóc Vinh đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế sau hơn 4 năm thực hiện Đề án: hiệu quả thực hiện Đề án chưa cao; quá trình thực hiện bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhưng chưa được bổ sung sữa chữa kịp thời; công tác quản lý nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án còn bị buông lỏng; công tác kiểm tra, giám sát ở các Trung tâm đào tạo không được tiến hành thường xuyên; cơ chế phối hơp giữa các sở ngành, giữa các sở ngành với chính quyền cấp huyện chưa chặt chẽ … Để thực hiện có hiệu quả Đề án trong thời gian tới, đồng chí đề nghị cần tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; trên cơ sở những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện, các ngành cần chủ động họp bàn, thống nhất phương án khắc phục; đối với việc phân cấp cho cấp huyện cần phải tính toán kỹ lưỡng, cùng với phân cấp phải tăng cường công tác quản lý nhà nước trên linh vực này, củng cố các Trung tâm huyện sau khi sát nhập để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề ho lao động trên địa bàn.


    Ý kiến bạn đọc