|
Cùng dự có lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; các Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; Sở Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND và các phòng ban liên quan của huyện Đức Thọ.
Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Quang Tuấn: Thời gian tới, huyện Đức Thọ sẽ triển khai nhiều hoạt động chấn chỉnh công tác đảm bảo ATTP trước trong và sau tết Nguyên đán để bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
|
Báo cáo với Đoàn giám sát, UBND huyện Đức Tho cho biết: Năm 2021, huyện Đức Thọ đã ban hành 4 quyết định, 9 kế hoạch; năm 2022 đã ban hành 02 quyết định, 02 kế hoạch để triển khai công tác quản lý ATTP trên địa bàn. Trong năm, Huyện đã tổ chức tập huấn cho 365 người; in 02 đĩa hình, phát 300 tờ rơi; 32 băng rôn, khẩu hiệu; phát thanh xã, thị trấn 2.952 lượt; cấp 88 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 1.355 cơ sở ký cam kết bảo đảm ATTP; kiểm tra 1.300 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính đối với 29 cơ sở với số tiền 119 triệu đồng.
Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thái Văn Sinh: Tuy đã thực hiện tốt công tác ATTP nhưng tại một số cơ sở, người bán hàng vẫn không sử dụng bao tay khi chế biến thực phẩm; việc ghi, theo dõi nhập, xuất sản phẩm còn hạn chế; trang thiết bị, dụng cụ sản xuất còn chưa đảm bảo theo quy định.
|
Phó Trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh Phạm Nghĩa:Một số cơ sở sản xuất bún trang thiết bị còn sơ sài, chưa đảm bảo quy định.
|
Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Phan Văn Hùng: Một số cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Đức Thọ còn sử dụng chất phụ gia không có nhãn mác, bao bì chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
|
Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục về kiến thức ATVSTP và công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chưa thực sự hiệu quả; một số chính quyền cấp xã còn thiếu sự quan tâm đến công tác quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm; cán bộ làm công tác ATTP ở các xã, thị trấn hoạt động kiêm nhiệm, chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao; cơ sở kinh doanh thực phẩm chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát; kinh phí, trang thiết bị thực hiện công tác ATTP còn hạn chế; nhận thức người dân còn hạn chế...
Đoàn khảo sát tại cơ sở sản xuất bún Hoàng Trọng Quyền, TDP 6, thị trấn Đức Thọ... |
...Chợ Hôm, thị trấn Đức Thọ... |
…thành viên đoàn giám sát kiểm tra nhanh tại cơ sở Bún bò Đò Trai Đồng Lòng, xã Thanh Bình Thịnh… |
…Kho đông lạnh Hải sản Thuận Phát, xã Yên Hồ.
|
Qua khảo sát, các đại biểu tham dự cho rằng: Huyện Đức Thọ đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuy nhiên thực tế vẫn còn một số tồn tại như: Một số nhà hàng việc lưu mẫu thực phẩm, ghi chép đầu ra - đầu vào thực phẩm, dụng cụ chế biến còn hạn chế; việc sử dụng các phụ gia trong chế biến sản phẩm còn có tình trạng không có nhãn mác, giấy tờ chứng minh. Chợ Hôm thị trấn Đức Thọ cơ sở vật chất xuống cấp, việc sắp xếp các ngành hàng kinh doanh lộn xộn, chưa hợp lý; công tác quản lý của Ban quản lý chợ hiệu quả chưa cao; một số sản phẩm kinh doanh trong chợ in thời gian sản xuất, hạn sử dụng chưa chính xác, thiếu nguồn gốc xuất xứ, nông sản chủ yếu bày bán dưới đất. Huyện Đức Thọ có 17 cơ sở sản xuất bánh gai, 14 cơ sở sản xuất bún; đây là 02 sản phẩm có thương hiệu của huyện tuy nhiên các cơ sở sản xuất bún trang thiết bị còn sơ sài, chưa đáp ứng quy định, chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh; do đó huyện cần quan tâm bố trí kinh phí, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân để đầu tư kinh phí, đảm bảo ATTP.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga phát biểu tại cuộc làm việc.
|
Phát biểu tại cuộc làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra ATTP của UBND huyện Đức Thọ. Đồng thời, đề nghị, huyện cần bám sát kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030 để xây dựng Kế hoạch cụ thể của huyện, tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn. Triển khai thực hiện kịp thời các Chỉ thị của Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND tỉnh và Quyết định 32/2019 của UBND tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn với xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm; tuyên truyền nâng cao ý thức, hướng dẫn sử dụng các chất phụ gia, các sản phẩm cấm hoặc hạn chế sử dụng trong chế biến lương thực, thực phẩm cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, người dân. Cần chặt chẽ, cẩn trọng trong việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP. Đối với các kiến nghị của huyện, Đoàn giám sát tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trong thời gian tới.
Trước đó, Đoàn đã đi khảo sát tại một số cơ sở sản xuất bún, bánh gai; cơ sở sản xuất kinh doanh, kho đông lạnh thực phẩm và Chợ Hôm trên địa bàn huyện Đức Thọ.
Tin mới cập nhật
- Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ( 03/12)
- Làm việc với các sở Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo về nội dung trình kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 02/12)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 118/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ( 25/11)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ( 23/09)
- Liên hệ chặt chẽ với các trường nghề trên địa bàn để đảm bảo số lượng công nhân làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ( 11/09)
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cần tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống người lao động ( 11/09)