Đ/c Trần Tiến Dũng, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc |
Trong những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư để khai thác những tiềm năng và lợi thế của khu vực này, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, do vậy nông nghiệp, nông thôn và nông dân cả nước nói chung, ở tỉnh ta nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Ở tỉnh ta, sau 6 năm thực hiện đầu tư công vào lĩnh vực NN, NT, ND tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm xuống còn 23,91%, thu nhập từ 5,11 triệu đồng của năm 2006 đến năm 2011 đã tăng lên 16,367 triệu/người/năm; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, quyền dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nông thôn được giữ vững; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 6 năm là 43.772,19 tỷ đồng trong đó nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là 20.719,9 tỷ đồng chiếm 64,25% vốn ngân sách đầu tư. Cụ thể như: lĩnh vực thủy lợi đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng 4 hồ chứa, sửa chữa, nâng cấp 30 hồ chứa, 45 trạm bơm, kiên cố hóa thêm 415 km kênh mương nội đồng đủ năng lực tưới thêm cho 22.000 ha, nâng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân lên 50.000 ha, Hè thu 40.000 ha, các tuyến đê trọng yếu cũng được nâng cấp, sửa chữa thêm 86,2 km; xây dựng mới 18 công trình cấp nước tập trung, 22.057 công trình cấp nước nhỏ lẻ, 22.000 công trình vệ sinh hộ gia đình, 104 công trình cấp nước và vệ sinh công cộng, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch lên 74,6%; đường giao thông nông thôn, điện lưới, chợ, hệ thống trường học, dạy nghề, trung tập học tập cộng đồng, văn hóa thể thao, y tế huyện, xã, thôn, bản, công tác thông tin tuyên truyền ngày càng được nâng cao; việc phát triển các làng nghề, hợp tác xã, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội được chú trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, thực tế từ 2006 - 2010 và năm 2011 cho thấy việc đầu tư công vào lĩnh vực NN, NT, ND vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, nhiều công trình đầu tư lãng phí chủ yếu do thiếu hụt nguồn vốn; hệ thống văn bản được ban hành còn chồng chéo, chưa thống nhất đặc biệt là trong lĩnh vực Lâm nghiệp; việc hỗ trợ cho người dân di dời tái định cư quá thấp (10 triệu/hộ), hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng của mỗi địa phương cũng gặp phải khó khăn về nguồn vốn…
Tại buổi giám sát, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Phó Trưởng Đoàn ĐBQH đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của Sở NNPTNT, các Chi cục, ban, ngành liên quan và tổng hợp tổng hợp trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tin mới cập nhật
- Hà Tĩnh thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ( 12/04)
- Nâng cao chất lượng vận tải công cộng và chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ( 08/04)
- Tiếp tục giám sát, đốc thúc việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh đảm bảo an toàn giao thông ( 06/04)
- Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm giao thông trên tuyến đường ven biển và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Tĩnh ( 05/04)
- Kịp thời rà soát, xử lý dứt điểm các vị trí, đoạn tuyến mất an toàn giao thông ( 04/04)
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp Nhân dân về an toàn giao thông đường sắt ( 03/04)