Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại huyện Can Lộc, Lộc Hà
EmailPrintAa
19:50 20/03/2017

Ngày 20/3/2017, Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016” tại huyện Can Lộc và Lộc Hà. Tham dự có các đại biểu Quốc hội, đại diện Thường trực HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc làm việc.
Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Can Lộc

 

Tại huyện Can Lộc, trong những năm qua, địa phương luôn quan tâm, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện nghiêm các chính sách về cải cách bộ máy. Công tác cải cách bộ máy đã thực hiện xuyên suốt và nhất quán trong việc điều hành, quản lý, sử dụng cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Giai đoạn 2011-2016, huyện đã ban hành 7 văn bản quy phạm pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy. Trong đó đã sắp xếp, sát nhập tổ chức bộ máy một số đơn vị thuộc sự nghiệp Giáo dục và đào tạo, Y tế, tổ chức Hội đảm bảo gọn nhẹ, phù hợp với tình hình thực tế. Đến nay, đơn vị đã giảm được 21 đầu mối trong đó có 8 đầu mối cấp huyện, 4 đầu mối cấp xã và 9 trường học, 69 thôn , dân phố, hợp nhất 6 hội thành 3 hội, tinh giảm biên chế 33 người. Sau quá trình thực hiện, bộ máy cơ bản phù hợp, tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH ở địa phương.

Đại biểu Trần Đình Gia, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND huyện Can lộc
 
Đồng chí Trần Huy Liệu, Phó giám đốc Sở Nội vụ phát biểu

 

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát của Quốc hội đã cùng địa phương trao đổi, làm rõ và đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đại biểu cho rằng để hoạt động bộ máy hành chính ngày càng hiệu lực, hiệu quả, đề nghị tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy định rõ và đề cao trách nhiệm người đứng đầu; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ công chức và có cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ; từng bước cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực cho cán bộ, công, viên chức yên tâm công tác…

Theo đánh giá của địa phương, mặc dù đã được rà soát, sắp xếp nhưng bộ máy hành chính vẫn chưa thực sự gọn nhẹ; chức năng, nhiệm vụ một số đơn vị còn chồng chéo; một số trường học sau sáp nhập khó khăn về cơ sở vật chất… Việc luân chuyển cán bộ theo Nghị định158 của Chính phủ trong quá trình thực hiện vẫn còn bất cập.

Tại Huyện Lộc Hà,  Thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016, huyện đã ban hành 10 văn bản thể chế hoá chủ trương, chính sách về cải cách hành chính bộ máy nhà nước ở địa phương; tinh giảm biên chế được 9 công chức; có các chính sách hỗ trợ bí thư, thôn trưởng; sáp nhập, giảm được 42 thôn, xóm.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND huyện Lộc Hà

 

Nhìn chung, việc sắp xếp, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện được tổ chức theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; công tác chỉ đạo, điều hành rõ nét, chất lượng tham mưu được nâng lên, chú trọng chiều sâu, bám sát các quy định, hướng dẫn của bộ, ngành, tỉnh…

Đồng chí Văn Đình Minh, Phó giám đốc Sở Tư pháp phát biểu 

 

Trước buổi làm việc đoàn đã trực tiếp khảo sát tại xã Quang Lộc, huyện Can Lộc và xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà để nghe địa phương báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016.

Thay mặt đoàn giám sát,đồng chí Nguyễn Văn Sơn- Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của các địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016. Trong thời gian tới, đồng chí cũng đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung, đánh giá các nội dung văn bản đã ban hành, triển khai, cũng như đánh giá những tác động, ảnh hưởng của việc ban hành chủ trương, chính sách đối với phát triển KT-XH của địa phương. Đồng thời thông qua việc giám sát để việc thực hiện các chính sách ngày càng tốt hơn, sát thực hơn để các cơ quan xây dựng cơ chế, chính sách có hiệu quả hơn.  Còn các ý kiến, kiến nghị của các địa phương ,đoàn tiếp thu và kiến nghị các cơ quan, Quốc hội tiếp tục bổ sung thời gian tới.            


    Ý kiến bạn đọc