Thực hiện công tác quản lý ATVSTP trên địa bàn, thời gian qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo quản lý ATVSTP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với thực tiễn địa phương. Các điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước về ATTP ngày càng được củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSTP tại Hà Tĩnh Về quản lý SX-KD, vận chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống gắn với chiến lược phát triển, Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng, quy hoạch sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung, phát triển các mô hình sản xuất an toàn quản lý theo chuỗi như: Sản xuất rau củ quả an toàn; phát triển và sản xuất chè; phát triển thủy sản; chăn nuôi theo xã trọng điểm, vùng chăn nuôi tập trung, xây dựng các mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATVSTP, quản lý giết mổ…; triển khai thực hiện đề án quản lý chuỗi sản xuất, bảo quản, tiêu thụ lương thực, thực phẩm chất lượng, VSATTP và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&Môi trường Nguyễn Vinh Hà báo cáo quá trình giám sát tại Hà Tĩnh Các ngành chức năng liên quan cũng đã tổ chức thực hiện ký kết đảm bảo ATTP cho 45.000 hộ gia đình có tham gia chuỗi cung cấp thực phẩm. Để kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, hàng năm, Sở Y tế cùng các ngành liên quan đã xây dựng chương trình lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu về ATTP…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành chức năng Hà Tĩnh kiến nghị với đoàn giám sát một số nội dung như: Tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH 12 ngày 19/6/2009 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng ATVSTP, nhất là đối với vấn đề bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP; sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về ATTP liên quan, trong đó có điều kiện ATTP siêu thị, chợ; bố trí ngân sách đảm bảo đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm ATTP… Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác cho rằng, qua giám sát thực tế tại 13 cơ sở chăn nuôi, giết mổ, SX-KD trên địa bàn cho thấy, Hà Tĩnh đã xây dựng được những mô hình điển hình, nhất là chuỗi sản phẩm và tập trung quản lý lò mổ. Tuy nhiên, còn một số vấn đề tỉnh cần quan tâm như: tại các lò giết mổ còn dùng vật nặng giết chết gia súc; còn tình trạng bán gia cầm chung với hàng rau; các thức ăn chín tại các chợ còn chưa có lồng kính để che đậy…
Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng, những kiến nghị của Hà Tĩnh rất xác đáng; cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ATVSTP trong thời gian tới, trong đó quan tâm mở rộng quy mô các lò giết mổ tập trung; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi người SX-KD và người tiêu dùng.
Tiếp thu ý kiến đoàn giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh khẳng định: công tác đảm bảo ATVSTP luôn là nhiệm vụ số một của Hà Tĩnh, đồng thời đề xuất triển khai đồng bộ, rộng rãi tại các địa phương trong cả nước. Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ mong muốn đoàn giám sát của Quốc hội tiếp tục quan tâm và giám sát tại Hà Tĩnh nhiều hơn nữa, giúp Hà Tĩnh thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ATVSTP, bảo vệ sức khỏe người dân. |
Tin mới cập nhật
- Hà Tĩnh thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ( 12/04)
- Nâng cao chất lượng vận tải công cộng và chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ( 08/04)
- Tiếp tục giám sát, đốc thúc việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh đảm bảo an toàn giao thông ( 06/04)
- Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm giao thông trên tuyến đường ven biển và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Tĩnh ( 05/04)
- Kịp thời rà soát, xử lý dứt điểm các vị trí, đoạn tuyến mất an toàn giao thông ( 04/04)
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp Nhân dân về an toàn giao thông đường sắt ( 03/04)