Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội trước buổi tiếp xúc |
Các đồng chí Từ Văn Diện - Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và Nguyễn Thị Nữ Y - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành buổi tiếp xúc.
Đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh... |
Tại buổi tiếp xúc, sau khi nghe đồng chí Trần Tiến Dũng – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo một số kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau kỳ họp thứ 8 đến nay và dự kiến những hoạt động trọng tâm của Đoàn tại kỳ họp thứ 9; cử tri đã phản ánh một số vấn đề cùng quan tâm, cần tập trung điều chỉnh, xử lý như:
|
...Đồng chí Võ Công Hàm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đức Thọ... |
Về xây dựng cơ bản và phát triển kinh tế nông nghiệp: đề nghị Quốc hội cần quan tâm cấp đủ nguồn vốn theo kế hoạch đã duyệt đối với các công trình trọng điểm của Hà Tĩnh để đáp ứng tiến độ công trình; có biện pháp để người nông dân sản xuất nông nghiệp có lãi vì hiện không thực sự mặn mà với sản xuất nông nghiệp do giá cả vật tư cao, không đảm bảo chất lượng và giá cả không ổn định; các loại giống cây con chưa đáp ứng yêu cầu, đầu ra nông sản bấp bênh và phụ thuộc nhiều vào thương lái. Do vậy, Quốc hội cần giao Chính phủ và các bộ, ngành có các biện pháp hữu hiệu để khắc phục các vấn đề trên, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; tiếp tục có chính sách mở rộng quy mô sản xuất trong từng vùng miền; hạn chế lấy đất nông nghiệp sử dụng sang mục đích phi nông nghiệp; có chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất thuê lại đất của hộ có đất nhưng không có lao động để tích tụ ruộng đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất…
|
...Đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh... |
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, cử tri đề nghị Quốc hội: cần quan tâm chương trình mục tiêu chống xuống cấp của các di tích văn hóa, lịch sử do hiện nay mỗi huyện chỉ được phân bổ từ 1-3 di tích nên mỗi di tích chỉ được hỗ trợ từ 30 - 150 triệu đồng/năm để thực hiện tu sửa, không thực sự đảm bảo yêu cầu đặt ra cho việc chống xuống cấp; việc chỉ đạo sáp nhập trường và xây dựng đội ngũ nhà giáo giỏi; cần đổi mới chương trình sách giáo khoa mang tính hiện đại, ổn định lâu dài; quan tâm đầu tư hệ thống nhà máy nước sạch ở khu vực nông nhôn; giảm đội tuổi hưởng chế độ trợ cấp cho người già; có chính sách thu hút bác sỹ về công tác tại trạm y tế; cần có chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính xã, phường có quy mô dưới 3 vạn dân thành các đơn vị có quy mô lớn hơn…
|
...và đồng chí Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại cuộc tiếp xúc |
Về ban hành các văn bản, cử tri mong muốn khi ban hành các văn bản mang tính quy phạm có liên quan đến việc hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cần phải tính đến nguồn tiền khả thi để khi văn bản có hiệu lực tính khả thi cao hơn. Bên cạnh đó, cử tri mong muốn Quốc hội chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương khi nghiên cứu, xây dựng các văn bản QPPL cần quy định theo hướng phân cấp thực hiện giải quyết công việc cho cấp huyện, đặc biệt là cấp xã để các địa phương có căn cứ xây ựng, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và giải quyết công việc ngay từ cơ sở…
Đặc biệt, tại cuộc tiếp xúc nhiều cử tri đã có nhiều ý kiến góp ý về các dự án luật trình kỳ họp tới của Quốc hội. Trong đó quan tâm nhiều đến các dự thảo Luật:
Toàn cảnh cuộc tiếp xúc cử tri |
Về Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cử tri cho rằng tên gọi của dự thảo Luật chưa phù hợp nên để như tên gọi cũ là Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật cần quan tâm tới các nội dung sẽ tạo điều kiện cho HĐND hoạt động hiệu quả hơn và rõ tính thẩm quyền của các cấp cũng như cơ quan HĐND hơn ví dụ như: tại khoản 2 Điều 5 dự thảo Luật chưa quy định rõ hiệu quả hoạt động của Thường trực, các ban và Tổ đại biểu HĐND là gì; tại Điều 108 của dự thảo Luật cần quy định rõ hơn thẩm quyền của Thường trực HĐND… Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới chỉ tập trung vào cấp tỉnh và huyện, chưa quan tâm đến cấp xã nên khi có luật này có hiệu lực thì HĐND cấp xã vẫn sẽ khó khăn như trước, hiệu quả hoạt động khó được nâng lên. Vì vậy, cần nghiên cứu, tinh toán để: tăng số lượng đại biểu HĐND đối với các xã miền núi, hải đảo có dưới 1.000 dân; số lượng đại biểu chuyên trách tối thiểu phải có 2 người, cơ cấu bộ máy thường trực HĐND xã tối thiểu có 3 người, thành lập hai ban như cấp huyện nhưng hoạt động không chuyên trách và trưởng ban có thể do các thường trực kiêm nhiệm, quy định rõ chức danh văn phòng phải là Văn phòng HĐND và UBND xã để nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ…
|
Đồng chí Nguyễn Sỹ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội công bố Nghị quyết số 903 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Kỳ Anh |
Đối với Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) cần nghiên cứu để tăng tính hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp; Luật MTTQ (sửa đổi) cần có điều khoản, chế tài, quy định về quyền, trách nhiệm và điều kiện đảm bảo cho hoạt động của MTTQ và các đoàn thể…
Đối với dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần quy định rõ cấp huyện, xã chỉ ban hành các văn bản quyết định hành chính để thực hiện các văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.
|
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Võ Kim Cự - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quyết định về điều chỉnh địa giới hành chính, quyết định thành lập Đảng bộ, quyết định chỉ định UBND lâm thời thị xã Kỳ Anh cho lãnh đạo thị xã mới |
Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu tham dự đã nghe đồng chí Nguyễn Sỹ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội công bố Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH13 ngày 10/4/2015 “về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh và 6 phường trực thuộc”. Theo đó, UBTV Quốc hội đã quyết nghị điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh với tổng diện tích điều chỉnh là 28.025,03 ha, 85.508 nhân khẩu; số diện tích và nhân khẩu này thuộc địa bàn thị trấn Kỳ Anh và 11 xã gồm: Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Hưng, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, Kỳ Ninh, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh và Kỳ Trinh. Địa giới hành chính thị xã Kỳ Anh gồm: phía Đông và Bắc giáp biển Đông, Tây giáp huyện Kỳ Anh, Nam giáp tỉnh Quảng Bình và huyện Kỳ Anh. 6 phường thuộc thị xã Kỳ Anh được thành lập, gồm: phường Kỳ Liên trên cơ sở toàn bộ 1.290,2 ha diện tích tự nhiên và 7.146 nhân khẩu của xã Kỳ Liên; phường Kỳ Long trên cơ sở toàn bộ 2.136, 53ha diện tích tự nhiên và 9.891 nhân khẩu của xã Kỳ Long; phường Kỳ Phương trên cơ sở toàn bộ 3.548,33 ha diện tích tự nhiên và 8.255 nhân khẩu của xã Kỳ Phương; phường Kỳ Thịnh trên cơ sở toàn bộ 4.084,26 ha diện tích tự nhiên và 11.399 nhân khẩu của xã Kỳ Thịnh; phường Kỳ Trinh trên cơ sở toàn bộ 4.748,16 ha diện tích tự nhiên và 5.904 nhân khẩu của xã Kỳ Trinh; phường Sông Trí trên cơ sở toàn bộ 514,68ha diện tích tự nhiên và 11.612 nhân khẩu của thị trấn Kỳ Anh. Như vậy, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Kỳ Anh còn lại 76.161,7ha diện tích tự nhiên, 120.518 nhân khẩu và 21 xã gồm: Kỳ Bắc, Kỳ Châu, Kỳ Đồng, Kỳ Giang, Kỳ Hải, Kỳ Hợp, Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Khang, Kỳ Tây, Kỳ Phú, Kỳ Phong, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Kỳ Thượng, Kỳ Tiến, Kỳ Trung, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Văn và Kỳ Xuân. Địa giới hành chính huyện Kỳ Anh là: phía Đông giáp thị xã Kỳ Anh và biển Đông, Tây giáp huyện Cẩm Xuyên và tỉnh Quảng Bình, Nam giáp tỉnh Quảng Bình, Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên và biển Đông.
|
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội phát biểu ý kiến |
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của cử tri, đồng thời bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi và đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đạt được trong 5 năm qua, nhất là về đời sống nhân dân được nâng lên về mọi mặt, tốc độ tăng trưởng luôn ở tốp đầu cả nước, thu ngân sách tăng vượt bậc tiếp cận với mức tăng gấp 14 lần so với đầu nhiệm kỳ, nông thôn đang ngày càng đổi mới, nông nghiệp phát triển, công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển khá. Đồng chí khẳng định có được thành quả đó là nhờ sự đúng đắn trong định hướng phát triển của Đảng bộ tỉnh, sự lăn lộn của các đồng chí lãnh đạo, tinh thần vào cuộc cao của cả hệ thống chính trị, quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các sở ngành và địa phương, tinh thần đoàn kết vượt khó của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn…
Bước vào nhiệm kỳ tới, đồng chí Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Hà Tĩnh vẫn cần tập trung nhiều cho nông nghiệp để giữ vững sự ổn định; công nghiệp, thương mại, dịch vụ là điểm mấu chốt để nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân. Vì thế, trong quá trình phát triển, tỉnh cần chú trọng quy hoạch nông nghiệp - nông thôn, xây dựng nông thôn mới cần gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng khu đô thị để tạo ra sự phát triển đồng đều, toàn diện. Đồng chí mong muốn trong xây dựng Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới tỉnh phải tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, tạo niềm tin trong nhân dân và căn cứ vào tình hình thực tiễn cụ thể để xây dựng chính sách, các chỉ tiêu trong Nghị quyết đại hội các cấp và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả…
Đồng chí Võ Kim Cự - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu ý kiến và bế mạc buổi tiếp xúc cử tri |
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Võ Kim Cự - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của trung ương đối với tỉnh trong thời gian qua và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời trong thời gian tới.
Để hướng tới mục tiêu chung của tỉnh, đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc quyết liệt để thực hiện thắng lợi vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch trong nhiệm kỳ tới; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong lao động, sản xuất; tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; tăng thu ngân sách; chú ý đảm bảo ANTT, ATGT, vệ sinh môi trường…
Tin mới cập nhật
- Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh ( 22/11)
- Hoạt động giám sát cần đổi mới, thực chất và hiệu quả ( 22/11)
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước ( 22/11)
- Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thông qua các dự án Luật, Nghị quyết và bế mạc ( 20/11)
- Thêm 02 hộ chính sách của huyện Hương Sơn có nhà mới đón Tết Ất Tỵ 2025 ( 15/11)
- Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông quốc gia ( 13/11)