ĐOÀN ĐBQH HÀ TĨNH THẢO LUẬN TỔ VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2014 VÀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ
EmailPrintAa
07:15 27/05/2013

Chiều 24/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận ở tổ để cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội.

                             Đại biểu Trần Tiến Dũng phát biểu tại phiên thảo luận tổ 
 

Phát biểu tại buổi thảo luận đại biểu Trần Tiến Dũng - Phó trưởng Đoàn và đại biểu Nguyễn Văn Phúc cơ bản thống nhất với dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014, đồng thời nhấn mạnh trong thời gian qua công tác xây dựng pháp luật có nhiều tiến bộ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, hàng năm Quốc hội ban hành nhiều đạo luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cử tri còn boăn khoăn có nhiều luật tính khả thi không cao, chậm đi vào cuộc sống, nhiều luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung. Đây là thực trạng phản ảnh sự chuẩn bị các dự án luật của cơ quan trình chất lượng chưa cao, thiếu tính dự báo. Các đại biểu đề nghị hàng năm không nên đưa vào chương trình xây dựng luật quá lớn, nên giảm bớt việc trình Quốc hội các dự án luật chưa thực sự cần thiết và đặc biệt là sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì cần quan tâm đưa vào chương trình để xây dựng các luật liên quan đến tổ chức, bộ máy chính quyền địa phương hoàn chỉnh, đồng bộ, vì đây là vấn đề đang được dư luận và cử tri quan tâm.

Tham gia thảo luận về dự thảo Luật sửa đổ bổ sung một số điều của Luật Cư trú, đại biểu Trần Tiến Dũng cho rằng, Luật cư trú sau 5 năm thực hiện đã giải quyết những bức xúc của nhiều người về vấn đề cư trú; đồng thời, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về cư trú trong tình hình mới, góp phần tích cực, có hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở các cấp, địa phương trong tình hình hiện nay.Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định của Luật Cư trú cũng đã bộc lộ khó khăn, vướng mắc, sơ hở, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền về tự do cư trú và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cư trú. Do vậy, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, học tập sự tiến bộ, hiện đại trong việc quản lý cư trú của các nước để làm sao giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, tốn kém cho nhà nước và người dân.


    Ý kiến bạn đọc