Chiều ngày 22/5/2012, trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền, đã có 22 vị đại biểu Quốc hội đăng đàn, trong đó có Đại biểu Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã phát biểu tham gia đóng góp ý kiến vào một dự thảo luật mới và có ý nghĩa hết sức cấp thiết và quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. Xin được trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ĐB Trần Tiến Dũng đến quý vị độc giả.

">      Chiều ngày 22/5/2012, trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền, đã có 22 vị đại biểu Quốc hội đăng đàn, trong đó có Đại biểu Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã phát biểu tham gia đóng góp ý kiến vào một dự thảo luật mới và có ý nghĩa hết sức cấp thiết và quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. Xin được trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ĐB Trần Tiến Dũng đến quý vị độc giả.

" /> Phòng chống rửa tiền là trách nhiệm của tất cả các ngành, cơ quan trong hệ thống hành pháp của đất nước      Chiều ngày 22/5/2012, trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền, đã có 22 vị đại biểu Quốc hội đăng đàn, trong đó có Đại biểu Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã phát biểu tham gia đóng góp ý kiến vào một dự thảo luật mới và có ý nghĩa hết sức cấp thiết và quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. Xin được trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ĐB Trần Tiến Dũng đến quý vị độc giả.

">      Chiều ngày 22/5/2012, trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền, đã có 22 vị đại biểu Quốc hội đăng đàn, trong đó có Đại biểu Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã phát biểu tham gia đóng góp ý kiến vào một dự thảo luật mới và có ý nghĩa hết sức cấp thiết và quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. Xin được trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ĐB Trần Tiến Dũng đến quý vị độc giả.

" />
Phòng chống rửa tiền là trách nhiệm của tất cả các ngành, cơ quan trong hệ thống hành pháp của đất nước
EmailPrintAa
09:10 23/05/2012

     Chiều ngày 22/5/2012, trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền, đã có 22 vị đại biểu Quốc hội đăng đàn, trong đó có Đại biểu Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã phát biểu tham gia đóng góp ý kiến vào một dự thảo luật mới và có ý nghĩa hết sức cấp thiết và quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. Xin được trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ĐB Trần Tiến Dũng đến quý vị độc giả.

     

Đại biểu Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biếu tại hội trường

       Kính thưa Quốc hội,

      Về cơ bản, tôi đồng tình với Báo cáo giải trình lần này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi tham gia một nội dung trong gợi ý là làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật với 3 vấn đề:

      Thứ nhất, tôi đề nghị chỉnh sửa lại một số nội dung tại Điều 38, Điều 43 và Điều 44 về trách nhiệm của cơ quan công an, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và trách nhiệm của Tòa án nhân dân để đảm bảo phù hợp với những quy định chức năng, nhiệm vụ của 3 cơ quan này trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự. Về Điều 38 quy định về trách nhiệm của Bộ công an, chúng tôi thấy quy định này có 4 khoản, nội dung quy định này là đầy đủ, là cần thiết và đúng về thẩm quyền, chức năng để giao cho Bộ công an, cho cơ quan điều tra. Chúng tôi đề nghị Khoản 1 và Khoản 2 nhập vào nhau để đảm bảo tính liên tục trong chuỗi hoạt động liên tục về tố tụng của công an. Trước hết là phải có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin, từ đó mới phát hiện để điều tra, xử lý tội phạm, không cần thiết phải tách 2 khoản. Khoản 3, Khoản 4 chuyển thành Khoản 2 và Khoản 3, viết như thế này mới đúng hoạt động của cơ quan điều tra của cơ quan công an hiện nay chúng ta đang quy định ở các luật pháp khác.

        Thứ hai, tại Điều 43 về trách nhiệm Viện kiểm sát nhân dân, tôi đồng ý với ý kiến của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, đoàn Lâm Đồng. Tôi xin tham gia thêm là "Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp". Ở trong này nêu ra 4 khoản vừa không đầy đủ, vừa diễn đạt không đúng với nội dung diễn đạt của luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Viện sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân không chỉ có quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử mà Viện kiểm sát nhân dân còn có nhiều quyền khác nữa. Nói chung một quyền đầy đủ là quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong kiểm sát này không chỉ có kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử mà còn kiểm sát áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kiểm sát áp dụng các biện pháp về kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản liên quan đến đối tượng phạm tội. Nghĩa là không cần thiết phải quy định ở Điều 43 này mà đã quy định thì phải quy định cho đúng chức năng, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân.

       Tại Khoản 3 có kiến nghị và kháng nghị các cơ quan, đơn vị có những vi phạm liên quan đến rửa tiền, nói như thế này thì cũng đúng mà cũng không đúng. Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan có liên quan và chỉ có quyền kháng nghị bản án và các quyết định của tòa án nhân dân các cấp, như vậy hai việc này khác nhau. Cho nên đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu các nội dung này và nghiên cứu các luật quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân để quy định cho phù hợp.

      Nội dung thứ ba, tại Điều 44 về trách nhiệm của Tòa án nhân dân, chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm, có thể quy định và cũng có thể không quy định. Bởi vì trách nhiệm của tòa án nhân dân cũng như Viện kiểm sát nhân dân đã được quy định ở các luật khác. Nếu quy định thì phải quy định cho đúng tinh thần, đúng nội dung của các luật khác quy định về chức năng, thẩm quyền, phạm vi hoạt động của ngành tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân được Nhà nước giao nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xét xử ra một quyết định và bản án, hoặc bản án các vụ án về hình sự, các vụ việc về dân sự, lao động, hôn nhân, gia đình v.v... Như vậy Tòa án nhân dân không thể dùng hình thức xử lý kịp thời các vụ án nghiêm minh các hành vi rửa tiền, mà việc này không phải là thẩm quyền của Tòa án, mà việc Tòa án là phải xét xử các vụ án, các tội phạm, các hành vi phạm tội được qui định trong Bộ luật hình sự và các vụ việc liên quan đến dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân, gia đình thì như vậy đúng thẩm quyền của tòa án.

      Còn phối hợp với các cơ quan, các tổ chức trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền đó là một việc khác. Vấn đề đó không những trách nhiệm của ngành kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân, của công an, của tất cả các ngành trong hệ thống chính trị, đặc biệt các ngành, cơ quan trong hệ thống hành pháp của đất nước chúng ta. Cho nên chúng tôi thấy đề nghị Ban soạn thảo, chúng tôi chỉ tham gia ý kiến, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để qui định lại điều này cho đúng với các điều mà đã qui định với chức năng, nhiệm vụ các cơ quan trong khối tư pháp. Xin cảm ơn Quốc hội.


    Ý kiến bạn đọc