Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Dự thảo Luật tiếp công dân
EmailPrintAa
08:12 03/06/2013

Chiều 31/5,Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đã tham gia thảo luận tại tổ về hai dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và dự thảoLuật tiếp công dân.

Tại buổi thảo luận,có 4 lượt ý kiến phát biểu của các đại biểu: võ Kim Cự, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Văn Sơn và Phạm Thị Phương. Các đại biểu nhất trí cao và đánh giá sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã thực sự góp phần quan trọng, tạo cơ sở pháp lý trong việc phòng trừ sâu bệnh, ngăn chặn kịp thời dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật; góp phần ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dânv.v. Tuy nhiên, Pháp lệnh cũng đã bộc lộ một số hạn chế, đòi hỏi cần thiết phảikịp thờixây dựng, ban hành Luật nhằm quản lý hiệu quả hơn đối với lĩnh vực quan trọng này.Nhấn mạnh về trách nhiệm quản lý nhà nước trong bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Điều 9), đại biểuVõ Kim Cự đề nghị ban soạn thảocần quy định và phân cấp triệt để thẩm quyền, trách nhiệm cho địa phương (cụ thể tận cấp huyện) đồng thời Dự thảo luật cần xácđịnh  rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; trách nhiệm phối hợp của các bộ, cơ quan ngang bộ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Về thẩm quyền công bố dịch, nhiều đại biểu tán thànhnhư trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường là việc quy định thẩm quyền công bố dịch cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở nước ta, nhằm nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương để huy động kịp thời nguồn lực trong việc chống dịch. Đại biểu Phạm Thị Phươngđềnghị khi cơ quan chức năng phát hiện ra cơ sở nào sản xuất thuốc giả, thuốc hết thời hạn sử dụng… thì phải ra quyết định thu hồi ngay.Vì vậy, cần bổ sung vàoKhoản 2, Điều 73dự thảo luật.

Đại biểu Phạm Thị Phương phát biểu tại phiên thảo luận tổ

 

Đối với Dự thảo Luật tiếp công dân, đa số ý kiến của các đại biểu đã tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật tiếp công dân với những lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, một số đại biểu còn băn khoăn và cho rằng nhìn chung các quy định Dự thảo Luật tiếp công dân chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới một cách toàn diện về tổ chức, hoạt động tiếp công dân. Về phạm vi, đối tượng áp dụng như trong dự thảo Luật,  đại biểu Trần Tiến Dũngcho rằng, quy định như vậy là quá rộng và dàn trải, trong khi tính chất của hoạt động tiếp công dân của từng loại cơ quan, tổ chức, đơn vị lại có những đặc thù nhất định; yêu cầu, nhu cầu tiếp công dân cũng khác nhau.Hơn nữa, việc tiếp công dân của các cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể thì tuân theo điều lệ; vì vậy, không nên quy định tất cả các cơ quan đảng,  nhà nước và tổ chức đoàn thể đều áp dụng luật này để tiếp công dân. Ngoài ra,  đại biểu đề nghị ban soạn thảo chỉ nên giới hạn quy định về hoạt động tiếp công dân của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội là những cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Không nên quy định trách nhiệm tiếp công dân của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản của Nhà nước, bởi vì các tổ chức, đơn vị này không trực tiếp tham gia quản lý nhà nước. Một số đại biểu khác đề nghị dự thảo Luật chỉ cần giới hạn quy định về việc tiếp công dân của các cơ quan nhà nước hoặc chỉ đối với các cơ quan hành chính nhà nước nhằm trực tiếp điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, gắn với quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.


    Ý kiến bạn đọc