|
Phát biểu đặt vấn đề tại phiên chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn cho biết: Kỳ họp thứ 15 sẽ dành thời gian 1 ngày cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đây là nội dung quan trọng và là diễn đàn của đại biểu HĐND tỉnh trong hoạt động giám sát tại kỳ họp. Trên cơ sở các ý kiến của đại biểu HĐND và cử tri gửi đến Kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đã tổng hợp và lựa chọn 4 nhóm vấn đề trả lời trực tiếp tại kỳ họp, gồm: Tài nguyên - Môi trường; Đầu tư, xây dựng cơ bản; Nội vụ và Thông tin truyền thông.
Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Trần Tú Anh trả lời chất vấn
|
Để phiên chất vấn đạt hiệu quả cao, đồng chí yêu cầu các vị đại biểu HĐND tỉnh phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân chủ; tham gia chất vấn thẳng thắn, không nêu câu hỏi chung chung, không né tránh, không ngại va chạm. Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời phải đúng trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo thời gian và đi đến cùng trách nhiệm. Trong thời gian thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn cần nghiêm túc, dân chủ, khách quan và mang tính xây dựng.
Đại biểu Trần Viết Hậu
|
Đại biểu Đoàn Đình Anh
|
Mở đầu phiên chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) đăng đàn trả lời về việc tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực, ông Trần Tú Anh cho biết: Những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng cao nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu là thép của Công ty Formosa và bia Sài Gòn. 6 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng kinh tế ước đạt 0,1% so cùng kỳ năm 2019, đây là năm có tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm thấp nhất kể từ sau sự cố môi trường biển năm 2016.
Đại biểu Nguyễn Trọng Nhiệu
|
Đại biểu Nguyễn Văn Danh
|
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, nguyên nhân chính làm cho GRDP 6 tháng đầu năm 2020 Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng thấp chủ yếu là do ngành công nghiệp tăng thấp và khu vực thương mại, dịch vụ giảm mạnh. Đối với các tỉnh có quy mô nhỏ thì với bất kỳ tác động của một yếu tố nào cũng có thể làm thay đổi nhiều đến chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Mặt khác, thời gian thực hiện giãn cách xã hội giữa các tỉnh cũng có sự khác nhau (Hà Tĩnh thuộc nhóm nguy cơ cao, kéo dài thêm 1 tuần so với các tỉnh trong khu vực) nên việc trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành dịch vụ cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh.
|
Thời gian tới, đập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh để thu hút, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; rà soát, khắc phục tình trạng chồng chéo, bất cập giữa các quy hoạch; sớm hoàn thành việc lập quy hoạch tỉnh để công bố gắn với tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào địa bàn. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ lớn, dài hạn như đẩy nhanh tiến độ hoàn thành báo cáo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tĩnh; triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; rà soát tổng thể khả năng cân đối nguồn lực xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga
|
Trả lời nội dung “hiện có nhiều dự án đầu tư công và xã hội hóa đã được đồng ý chủ trương nhưng chậm hoặc không triển khai thực hiện; một số đã quá thời hạn cam kết đầu tư được Ủy ban nhân dân tỉnh gia hạn nhiều lần nhưng vẫn chậm triển khai”. Giám đốc Trần Tú Anh cho biết: Nhóm dự án đã được bố trí kế hoạch vốn có tiến độ triển khai và giải ngân chậm gồm có 11 dự án với tổng số vốn 412,5 tỷ đồng được bổ sung vốn ngân sách Trung ương từ nguồn dự phòng và vốn điều chỉnh giảm các dự án quan trong quốc gia; 12 dự án sử dụng vốn nước ngoài với tổng số vốn 701,8 tỷ đồng, nhưng mới giải ngân được 178,8 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mới giải ngân được 23,291 tỷ đồng.
Hiện tại, trong nhóm dự án đã được bố trí vốn nhưng chưa triển khai vẫn còn 23 dự án với tổng số vốn còn thiếu là trên 440 tỷ đồng và nhóm các dự án đã được thống nhất, phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn có 40 dự án với tổng mức đầu tư 1.330 tỷ đồng chưa cân đối, huy động được nguồn để triển khai.
Theo Giám đốc Sở KH&ĐT, nguyên nhân của vấn đề này là nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lớn, trong khi đó, nguồn lực đầu tư từ ngân sách hạn chế; quy trình thủ tục thực hiện đầu tư rườm rà, phải đến xin ý kiến phê duyệt nhiều nơi; còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành. Ngoài ra, còn vì nhiều nguyên nhân chủ quan khác như: các địa phương vào cuộc chậm, vướng giải phóng mặt bằng…
Để giải quyết vấn đề này, Giám đốc Sở KH&ĐT đưa ra các giải pháp như tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch; tăng cường cải cách hành chính, rút ngắn quy trình, thời gian thực hiện các thủ tục về đầu tư công và đẩy mạnh phân cấp, giao trách nhiệm, tạo sự chủ động cho địa phương, đơn vị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện nhanh và kịp thời công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc triển khai các dự án…
Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Quảng bổ sung trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực công thương
|
Sau phần trả lời của Giám đốc Kế hoạch - Đầu tư, quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Trần Viết Hậu băn khoăn về số liệu doanh nghiệp tư nhân tăng 1,3%; khu vực dịch vụ giảm sâu 3,6%. Liên quan đầu tư công, đại biểu đề nghị giải trình rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc phân bổ các nguồn vốn chậm, trong đó có vốn của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; quan điểm, giải pháp đầu tư công trong thời gian tới?
Tiếp tục chất vấn thêm Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, đại biểu Đoàn Đình Anh chất vấn: cơ sở nào để xác định mục tiêu tăng trưởng của Hà Tĩnh trong 6 tháng cuối năm là 10,6%? Tại sao nhiều dự án được các nhà đầu tư lựa chọn dù đã được quảng bá nhưng lại không thể triển khai thực hiện? Đại biểu Nguyễn Trọng Nhiệu chất vấn thêm: Hà Tĩnh liên tục nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí có năm dẫn đầu toàn quốc nhưng tốc độ tăng trưởng năm nay là quá thấp, cần phải đánh giá rõ điều này?
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bùi Xuân Thập bổ sung trả lời chất vấn liên quan đến tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh
|
Liên quan đến các vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga chất vấn: Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện còn 307 dự án chậm tiến độ, ngừng hoạt động; trong đó có 43 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ khu đất không phải GPMB, đất do Nhà nước quản lý đang vướng mắc các thủ tục pháp lý, chưa được giao đất, cho thuê đất. Nguyên nhân là do còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành. Đại biểu đặt câu hỏi tại sao không tập trung tháo gỡ những vướng mắc mà thẩm quyền của tỉnh có thể làm được? mối quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong việc thu hút, triển khai các thủ tục liên quan đến các dự án đầu tư?
Các vấn đề chất vấn nêu trên đã được Giám đốc Kế hoạch - Đầu tư trả lời khá cụ thể. Sau trả lời của Giám đốc Trần Tú Anh, Giám đốc các Sở: Công thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã giải trình làm rõ thêm nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt thấp trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch...
|
Kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Kế hoạch - Đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế cả nước chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Đối với Hà Tĩnh, tốc độ tăng trưởng 0,1% là sự cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị. Thời gian tới, mong rằng các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu, chung sức đồng lòng để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2020 đã đặt ra.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)