Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hồ Huy Thành trả lời chất vấn tại Kỳ họp
|
Thừa nhận việc tổ chức đấu giá mỏ vật liệu xây dựng thông thường chậm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Huy Thành cho biết nguyên nhân là do Dự án khai thác khoáng vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà do nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án khai thác khoáng sản. Vì vậy, khi tổ chức đấu giá trên khu đất chưa được thực hiện giải phóng mặt bằng thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khó giải quyết nếu người trúng đấu giá không giải phóng được mặt bằng để thực hiện dự án khai thác. Do vậy, trước khi đưa mỏ vào đấu giá, phải khảo sát kỹ để đánh giá tính khả thi của công tác giải phóng mặt bằng khu mỏ.
Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga
|
Do quy trình, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện qua 05 bước, trong đó công tác lập kế hoạch đấu giá và khảo sát, điều tra đánh giá khoáng sản mất rất nhiều thời gian vì phải kiểm tra, khảo sát thực địa từng mỏ, làm rõ sự phù hợp với các quy hoạch, quy định hiện hành, đối tượng sử dụng đất, khả năng về bồi thường, giải phóng mặt bằng… Cho nên, để hoàn thành công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản cần rất nhiều thời gian để tổ chức thực hiện đảm bảo chặt chẽ, khách quan, tránh thất thoát và đúng quy định của pháp luật.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa tập trung cao trong việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá điều kiện của các khu vực mỏ trong quy hoạch khoáng sản của tỉnh để tham mưu kịp thời việc lựa chọn các khu vực mỏ đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Một số chính quyền địa phương chậm triển khai thực hiện việc khảo sát, đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong diện tích khu vực dự kiến để đề xuất đưa vào kế hoạch đấu giá mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản đôn đốc, yêu cầu.
Để đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhằm đáp ứng nhu cầu đất, cát xây dựng trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, sở sẽ tập trung triển khai các nội dung. Đối với 17 khu vực mỏ, Sở đã thông báo và lựa chọn xong tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ mời tham gia đấu giá, yêu cầu, đôn đốc tổ chức đấu giá tài sản khẩn trương thực hiện đấu giá trong tháng 12/2020. Tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đợt 2 năm 2020 và các năm tiếp theo trong tháng 12/2020 (hiện đang xin ý kiến các ngành chức năng và UBND các huyện về khu vực mỏ) và sẽ tập trung triển khai các bước tiếp theo để sớm tố chức đấu giá khi được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá.
Đại biểu Đỗ Khoa Văn
|
Chất vấn về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thế Hoàn băn khoăn đến việc Núi Nam Giới khi nào sẽ hết hạn khai thác? Sau đợt mưa lũ vừa qua Núi Nam Giới sạt lỡ lớn, đó có phải là nguyên nhân do vấn đề khai thác dưới chân Núi Nam Giới không? đề nghị Giám đốc Sở làm rõ?
Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga chất vấn: Theo báo cáo trả lời của Giám đốc có nêu kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong 5 năm là 18 mỏ và thẳng thắn đánh giá là chậm so với yêu cầu; đồng thời có nêu rõ nguyên nhân khách quan là do quy định của Luật đất đai về công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện việc khai thác mỏ. Vậy, xin hỏi Giám đốc trong số 18 mỏ đất giá thành công có bao nhiêu mỏ rơi vào khó khăn này? Sở đã tham mưu giải pháp gì để tháo gỡ vướng mắc này? Trong kế hoạch thời gian tới chưa thấy đề cập đến giải pháp?
Xung quanh nội dung này, đại biểu Trần Viết Hậu và đại biểu Đỗ Khoa Văn và đại biểu Nguyễn Trí Lạc chất vấn thêm việc khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, đề nghị sở cho biết đã tham mưu vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Trần Viết Hậu
|
Sau phần chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hồ Huy Thành đã trả lời làm rõ các vấn đề liên quan đến việc tổ chức đấu giá mỏ vật liệu xây dựng.
Đại biểu Nguyễn Trí Lạc
|
Đại biểu Nguyễn Thế Hoàn
|
Trước khi kết thúc phiên chất vấn buổi chiều, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng thông báo một số vấn đề cử tri quan tâm gửi qua đường dây nóng gồm: Kiến nghị về việc bồi thường giải phóng mặt bằng ở khu vực công viên Trung tâm thành phố Hà Tĩnh (đường 26/3), đất nằm trong quy hoạch từ năm 1990 đến nay đã gần 30 năm nhưng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn vướng mắc. Kiến nghị về việc các cơ quan chức năng chậm thực hiện văn bản số 2173/STNMT ngày 25/6/2017 của Sở Tài nguyên & Môi trường, trong đó chậm giải quyết đền bù 68 lô đất trước cổng Trường Đại học Hà Tĩnh. Phản ánh việc xây dựng nông thôn mới nhiều nơi còn bất cập, làm đường bê tông nhiều chổ chưa thiết thực, hiệu quả, ít phát huy tác dụng… Đề nghị các sở, ngành, địa phương liên quan trả lời, làm rõ.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)