Để đặt nền tảng vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong tương lai, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên bổ sung một nội dung vào sau khoản 1, Điều 116, phần kết thúc ý thứ nhất, đoạn bổ sung cụ thể là “Hội đồng nhân dân có thiết chế đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương”.

"> Để đặt nền tảng vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong tương lai, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên bổ sung một nội dung vào sau khoản 1, Điều 116, phần kết thúc ý thứ nhất, đoạn bổ sung cụ thể là “Hội đồng nhân dân có thiết chế đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương”.

" /> HĐND cần thiết chế bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương Để đặt nền tảng vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong tương lai, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên bổ sung một nội dung vào sau khoản 1, Điều 116, phần kết thúc ý thứ nhất, đoạn bổ sung cụ thể là “Hội đồng nhân dân có thiết chế đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương”.

"> Để đặt nền tảng vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong tương lai, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên bổ sung một nội dung vào sau khoản 1, Điều 116, phần kết thúc ý thứ nhất, đoạn bổ sung cụ thể là “Hội đồng nhân dân có thiết chế đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương”.

" />
HĐND cần thiết chế bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương
EmailPrintAa
14:27 06/03/2013

Để đặt nền tảng vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong tương lai, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên bổ sung một nội dung vào sau khoản 1, Điều 116, phần kết thúc ý thứ nhất, đoạn bổ sung cụ thể là “Hội đồng nhân dân có thiết chế đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương”.

 

Theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013) do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố, tên Chương IX được đổi từ “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”, quy định cụ thể về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, còn những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do luật định.

Về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp làm rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND và UBND để phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa Trung ương với địa phương trong tình hình mới. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: “Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”

Điều đáng quan tâm là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp tục khẳng định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Việc tiếp tục khẳng định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này theo tôi là phù hợp, tiếp tục phát huy tinh thần nội dung của Hiến pháp hiện hành, bởi lẽ HĐND là cơ quan “thay mặt dân”, là ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Trên cơ sở những nội dung cơ bản của Hiến pháp về chính quyền địa phương, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND sẽ do luật quy định cụ thể hơn và sẽ không mâu thuẫn với “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” là Quốc hội.

Tuy nhiên, nếu nội dung như Dự thảo đã xây dựng về HĐND thì chưa thể hiện được sự bảo đảm về hoạt động của HĐND đúng tầm là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi lẽ trong thời gian qua, HĐND các cấp hoạt động có lúc, có nơi không tránh khỏi hình thức, nguyên nhân chính bắt nguồn từ công tác tổ chức, cán bộ, điều kiện hoạt động và cơ sở pháp lý chưa bảo đảm. Có thể thấy, HĐND mỗi năm tổ chức 2 kỳ họp thường kỳ và một số kỳ họp chuyên đề, bất thường (nếu có), thời gian mỗi kỳ họp ở cấp tỉnh thường chỉ trong khoảng 3-4 ngày, cấp huyện 1-2 ngày, cấp xã 1 ngày, thông tin lại không đầy đủ. Trong khi các thiết chế tổ chức đại diện thì không đủ năng lực pháp lý và thẩm quyền (Theo quy định của pháp luật thì HĐND rất quyền lực, song quyền lực các thiết chế tổ chức của HĐND là Thường trực HĐND, các ban HĐND, đại biểu HĐND chưa được pháp luật quy định đầy đủ). Vì vậy rất khó khi đặt vấn đề giám sát có hiệu quả hoạt động của UBND, xét khía cạnh sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng là chưa tương xứng. Vậy tại sao không đặt vấn đề làm sao để bảo đảm tập trung hơn về cán bộ, tăng thẩm quyền cho Thường trực, các ban, đại biểu HĐND, tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho hoạt động của HĐND các cấp.

Vì các vấn đề trên, theo tôi để đặt nền tảng vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong tương lai, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nên bổ sung một nội dung vào sau khoản 1, Điều 116, phần kết thúc ý thứ nhất, đoạn bổ sung cụ thể là “Hội đồng nhân dân có thiết chế đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương”. Từ nội dung khái quát và cơ bản này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng, có tính quyết định cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và về cơ bản sẽ có sự bảo đảm thực hiện quyền lực thật sự, khắc phục tính hình thức về hoạt động của cơ quan dân cử địa phương. Thiết chế đề cập ở đây một khi đã có chế định của Hiến pháp thì vai trò cụ thể hóa giao luật định, cơ bản phải đạt được 4 nhóm bảo đảm mà HĐND các cấp đang cần: 

Nhóm thứ nhất: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giải quyết về chất, sức mạnh chính trị cho bộ máy lãnh đạo chuyên trách của HĐND. Đó là phải tiếp tục tăng cường mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng với HĐND cùng cấp, phân công cấp ủy viên có uy tín ra ứng cử HĐND và bố trí hoạt động chuyên trách. Yêu cầu chung Ủy viên Thường trực phải là cấp ủy viên, Trưởng các ban HĐND cấp tỉnh, huyện tối thiểu có 50% là cấp ủy viên phụ trách HĐND cho ngang tầm, đủ lực, đối xứng với cơ quan chấp hành. Nên thống nhất cơ chế trong cả nước: Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND. 

Nhóm thứ hai: bảo đảm đổi mới về cơ cấu tổ chức cho HĐND, cần đổi mới về bộ máy tổ chức HĐND từng cấp, HĐND các cấp đều phải thành lập ban HĐND, cấp xã có ít nhất 2 ban cho dù kiêm nhiệm. Thường trực HĐND ở mỗi cấp phải là một tập thể mạnh, hoàn chỉnh với mô hình Thường trực HĐND có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên phụ trách các ban HĐND. Hiện nay Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện nhiều nơi chỉ có 2 chức danh chuyên trách, đó là Phó chủ tịch và Ủy viên Thường trực, có đôi lúc không đủ người để tham dự các sự kiện quan trọng của địa phương.

Nhóm thứ ba: bảo đảm HĐND có đủ quyền lực như Hiến pháp đã quy định. Đó là sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động của HĐND, khắc phục tình trạng mỗi vấn đề khúc mắc của địa phương liên quan đến tổ chức và hoạt động lớn nhỏ đều phải gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan của Quốc hội và “chờ đợi”. Không có tổ chức nào hoạt động như HĐND, vì trong cả nước quá phong phú về mô hình, cách làm theo kiểu “không ai giống ai”. Và HĐND giám sát nhưng thiếu chế tài, nếu đã kiến nghị phải năng “đeo bám đến cùng”, rất thiếu chuyên nghiệp.  

Nhóm thứ tư: bảo đảm bộ máy tham mưu, giúp việc. Một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương cần phải có bộ máy tham mưu, giúp việc đúng tầm, đủ sức chứ chưa đề cập đến “chuyên nghiệp và hiện đại”. Theo Nghị quyết 545/2007/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII thì HĐND cấp tỉnh nói một cách ví von chỉ có một nửa (1/2) văn phòng (Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND), cấp huyện cũng vậy (Văn phòng HĐND và UBND), còn cấp xã thì không có Văn phòng. Bộ máy tham mưu, giúp việc nhìn ở tỉnh là ngang cấp sở, ngành nhưng thực ra rất đơn sơ về phòng, ban chuyên môn, khiêm tốn về nhân lực. Vấn đề bộ máy tham mưu, giúp việc theo tôi cũng rất cần được quan tâm cải cách, góp phần bảo đảm HĐND xứng tầm là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.   

 

    Ý kiến bạn đọc