“... Kết quả thực hiện
Tình hình kinh tế - xã hội
Lĩnh vực kinh tế: Tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 0,1%; trong đó khu vực nông nghiệp tăng 1,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 2,6%, khu vực dịch vụ giảm 3,6%. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 17,1%, công nghiệp - xây dựng 40,1%, dịch vụ 42,8%. Sản xuất vụ Đông đạt kết quả khá cao; vụ Xuân đạt kết quả khá toàn diện; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng trừ sâu bệnh; tổng sản lượng lương thực trên 36,6 vạn tấn (bằng 98,6% cùng kỳ). Dịch bệnh chăn nuôi, nhất là dịch tả lợn Châu Phi cơ bản được kiểm soát; tái đàn, tăng đàn theo hướng an toàn, bền vững. Tổng đàn lợn đạt 362.523 con (tăng 1,9%). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 50.255 tấn (bằng 92,5% so với cùng kỳ).
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp bằng 92,74% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 21.420 tỷ đồng, giảm 4,06% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trên địa bàn ước đạt 1.352 triệu USD, bằng 71% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng khách du lịch đến Hà Tĩnh đạt 167.500 lượt, bằng 10% kế hoạch, giảm 84% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó khách quốc tế 5000 lượt (16,7% kế hoạch, giảm 71,3%); khách nội địa 162.503 lượt (9,4% kế hoạch, giảm 84,3%).
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.481 tỷ đồng, đạt 46,3% dự toán, bằng 93,5% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó: Thu nội địa đạt 4.162 tỷ đồng (đạt 57,8% dự toán, tăng 26,7% cùng kỳ). Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 12.297 tỷ đồng, bằng 33,6% kế hoạch, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 2.709 tỷ đồng, bằng 43,4% kế hoạch.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Công nhận 11 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Các bộ môn thể thao thành tích cao tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia các giải thể thao khu vực và quốc gia.
Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt, Hà Tĩnh đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ học sinh dự thi đạt giải học sinh giỏi quốc gia; kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS được củng cố và giữ vững. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về sắp xếp hệ thống trường mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành tuyển dụng đặc cách giáo viên đang hợp đồng lao động tại các trường THPT theo Quyết định số 2531/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của UBND tỉnh.
Tập trung nguồn lực, tăng cường công tác phòng chống dịch, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; triển khai 02 phòng xét nghiệm phát hiện Covid-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và BVĐK tỉnh. Ban hành chính sách hỗ trợ người cách ly y tế, chế độ bồi dưỡng người tham gia trực tiếp công tác phòng, chống dịch. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các tuyến.
Quốc phòng, an ninh; đối ngoại
Tổ chức tốt giao quân, ra quân huấn luyện năm 2020. Tăng cường lực lượng bám nắm địa bàn cơ sở. Hoàn thành điều động, bố trí 597 công an chính quy tại 195/195 xã theo Đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, thị trấn. Các lực lượng vũ trang tích cực tham gia, phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia xử lý các tình huống. Chủ động nắm tình hình liên quan an ninh chính trị nội bộ, kinh tế, xã hội. Triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông...
Đại biểu HĐND tỉnh ứng dụng phần mầm quản lý kỳ họp tại Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa XVII
|
Công tác phòng, chống dịch covid-19
Dịch Covid-19 tác động sâu rộng, ảnh hưởng nặng nề, mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo ở cấp cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện quyết liệt phương châm “4 tại chỗ”; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai phòng, chống dịch kịp thời, đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. HĐND tỉnh tổ chức 02 cuộc họp bất thường, ban hành 02 Nghị quyết về chế độ, chính sách hỗ trợ đối tượng cách ly y tế, người tham gia trực tiếp phòng, chống dịch.
Toàn tỉnh chuẩn bị hơn 300 cơ sở cách ly tập trung cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã với quy mô hơn 20.000 giường. Thiết lập bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Tiếp nhận cách ly 9.300 người nhập cảnh theo phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị kịp thời các điều kiện thiết yếu; huy động, bố trí nhân lực để làm nhiệm vụ bảo vệ, y tế, hậu cần, vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn tại các khu cách ly tập trung.
Thực hiện khai báo y tế toàn dân, điều tra hơn 1 triệu người (đạt tỷ lệ 78,25%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ), gần 700 nghìn người khai báo y tế điện tử. Xử lý nghiêm vi phạm trong phòng chống dịch, nhất là kinh doanh khẩu trang không rõ nguồn gốc, đăng tải thông tin sai sự thật, vi phạm quy định cách ly xã hội.
Huy động ủng hộ của các tổ chức, cá nhân với hơn 64 tỷ đồng (tiền và hiện vật). Kêu gọi, vận động lắp đặt máy “ATM gạo” với hơn 20 tấn gạo, “Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” tặng 3.000 suất quà. Phân bổ kinh đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19, tỉnh đã cấp ứng kinh phí với số tiền 221,161 tỷ đồng; đến ngày 06/7/2020 toàn tỉnh đã chi trả số tiền 197,146 tỷ đồng cho 172.083 đối tượng.
Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường. Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Thường xuyên theo dõi sát tình hình, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch, trong đó tập trung thực hiện tốt các nội dung: (1) kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh, thực hiện nghiêm quy định về cách ly; phát hiện sớm trường hợp nghi nhiễm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; (2) tăng cường năng lực hệ thống y tế, sẵn sàng đáp ứng các tình huống; (3) bảo đảm hiệu quả y tế và bền vững về kinh tế, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những mặt khó khăn hạn chế, như: Tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ sau sự cố môi trường biển năm 2016. Thu hút đầu tư đạt kết quả thấp, bằng 41% so với cùng kỳ. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội và nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn, thách thức; dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao; tái đàn, phục hồi phát triển chăn nuôi lợn còn chậm, đàn lợn nái trong nông hộ giảm mạnh. Tiến độ làm đường giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng, thực hiện chính sách hỗ trợ OCOP tại các địa phương còn chậm. Nhận thức của cán bộ các cấp về Chương trình OCOP vẫn đang còn hạn chế; một số địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn tham gia OCOP 2020. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ còn gặp khó khăn, bất cập, vướng mắc, một số đối tượng chưa được quy định cụ thể.
Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 cũng đã tác động gây ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; hoạt động giáo dục đào tạo gặp nhiều khó khăn do phải điều chỉnh kế hoạch, chương trình học. Triển khai sắp xếp lại hệ thống y tế tuyến cơ sở vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến công tác tổ chức, nhân lực và hoạt động chuyên môn. Phân loại đơn vị sự nghiệp và phê duyệt phương án tự chủ các đơn sự nghiệp y tế còn gặp vướng mắc.
Phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020
Những tháng còn lại của năm 2020 và thời gian tới, cùng với làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, triển khai đồng bộ, quyết liệt 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: Rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu 6 tháng cuối năm và cả năm 2020; Về sản xuất nông nghiệp; Xây dựng nông thôn mới; Phát triển công nghiệp, dịch vụ; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực đầu tư; Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, tài chính tín dụng; Công tác nội vụ và cải cách hành chính; Các lĩnh vực văn hóa - xã hội; Quy hoạch, quản lý xây dựng và đô thị; Tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại tố cáo, các vụ việc tồn đọng; Quốc phòng - an ninh, đối ngoại; Tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ lớn, dài hạn và làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, thi đua phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2020.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)