Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Trần Tú Anh, Trần Văn Kỳ điều hành phiên chất vấn.
|
Phát biểu chỉ đạo phiên chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng cho biết: Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân khóa XVII sẽ dành gần 01 ngày để thực hiện nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là nội dung quan trọng, một trong những chức năng giám sát của HĐND, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND. Kỳ họp này sẽ tiến hành chất vấn trực tiếp 3 lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, văn hóa. Các nội dung được đưa ra chất vấn lần này có nội dung mới, có nội dung đã từng được chất vấn trong các kỳ họp trước, đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh phát huy cao trách nhiệm, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, trong phạm vi nội dung, tập trung vào nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đặt vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn
|
Đăng đàn chất vấn đầu tiên, trả lời về các nhóm vấn đề liên quan đến nguyên nhân chủ quan, làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục trước mắt và căn bản trong thời gian tới đối với việc ngập lụt gây thiệt hại ở nhiều địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Văn Việt cho biết: Trong tháng 10/2020, tỉnh ta liên tiếp xảy ra 2 đợt mưa lũ lớn (15-21/10 và 25-30/10), đặc biệt là đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 15 đến ngày 21/10/2020 đã gây thiệt hại nặng cho nhiều địa phương, nhất là các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh. Nguyên nhân là do mưa lớn cực đoan, ảnh hưởng của thủy triều; hệ thống tiêu thoát lũ chưa đáp ứng yêu cầu, Hồ Kẻ Gỗ phải điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn cho công trình khi mực nước hồ đang lên nhanh và ở thượng nguồn đang có mưa rất to.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Việt trả lời chất vấn
|
Giám đốc Sở NNPTNT cũng khẳng định việc tổ chức vận hành điều tiết xả lũ hồ Kẻ Gỗ vừa qua là đúng quy định, có các kịch bản điều tiết linh hoạt ứng phó phù hợp với mưa lũ.
Đại biểu Nguyễn Thị Nhuần
|
Để khắc phục, thời gian tới Ngành sẽ xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của Ban thưởng vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020. Đối với công trình và vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ, hiện Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du Kẻ Gỗ; UBND tỉnh phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xúc tiến sớm triển khai việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án phòng, chống lũ đảm bảo an toàn cho Thành phố Hà Tĩnh trong điều kiện biến đổi khí hậu; rà soát, đánh giá lại quy trình vận hành hồ chứa trên cơ sở nhu cầu dùng nước hiện nay và tình hình khí tượng thủy văn cực đoan thời gian gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; bổ sung, hiện đại hóa hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du; thiết bị quan trắc chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa.
Đại biểu Trần Viết Hậu
|
Đối với vấn đề c họn lựa, cải tạo, du nhập giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, có hiệu quả trong sản xuất nhưng chưa đạt hiệu quả; một số địa phương chưa có bộ giống cây trồng chủ lực. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt cho rằng: Từ năm 2012 đến nay, tỉnh ta tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống để thích ứng với biến đổi khí hậu. Về cơ bản đã chuyển hẳn từ sản xuất vụ Đông Xuân truyền thống sang sản xuất vụ Xuân, tiếp tục sản xuất vụ Hè Thu đảm bảo an toàn, né tránh bão lũ cuối vụ. Gần 90% chủng loại giống lúa sản xuất được cả 2 vụ trong năm, khoảng 10% loại giống chỉ sản xuất vụ Xuân cho các vùng đặc thù tập trung ở các vùng không chủ động thủy lợi.
Đại biểu Nguyễn Văn Hổ
|
Về bộ giống chủ lực, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu của Trung ương, các doanh nghiệp có uy tín và tiềm lực về chọn tạo và sản xuất giống đưa vào địa bàn tỉnh các giống có tiềm năng về năng suất, chất lượng, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn trong vụ Xuân, bệnh bạc lá trong vụ Hè. Hiện đã lựa chọn được nhiều giống mới có chất lượng (như: BT09, ADI168, LP5, QP5, Lam Sơn 8, TBR279, Syn 98, Ly2099, Lai thơm 6, Thái Xuyên 111) để bổ sung vào cơ cấu. Đồng thời, phục tráng các giống đã thích ứng qua nhiều năm (như Khang dân 18, Xuân mai, P6…) để trở thành giống phổ biến cho toàn tỉnh. Tính đến năm 2020, có 40 giống được đưa vào cơ cấu sản xuất với các phương án tổ chức sản xuất khác nhau để các địa phương lựa chọn phù hợp với từng vùng sinh thái.
Đại biểu Trần Hậu Tám
|
Nhìn chung, Bộ giống lúa hiện nay cơ bản đáp ứng với sản xuất toàn tỉnh, xét trên trên các tiêu chí về ứng với khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ… Đặc biệt, nhóm giống chất lượng giá bán cao hơn bình quân thị trường 20-30%, diện tích gieo cấy hàng năm đạt khoảng 30.000ha, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất; cùng với mô hình phá bỏ bờ vùng, ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn tạo tiền đề cho tập trung đất đại, hình thành chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn thời gian tới. Các giống cây ăn quả, giống cây hàng năm, giống cây lâm nghiệp cũng được quan tâm và có những bộ giống phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Thế Hoàn
|
Trong thời gian tới, Ngành sẽ lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với vùng sinh thái, biến đổi khí hậu; đáp ứng yêu cầu nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng; góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích, thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Chủ động phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao của Trung ương để chuyển giao tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật mới về giống các loại cây trồng, lưu giữ giống gốc, phục tráng các giống có tiềm năng và thích ứng đã ổn định. Đẩy mạnh phong trào phá bỏ bờ vùng, bờ thửa, tập trung tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng lớn theo hướng sản xuất “1 giống, 1 thời vụ, 1 quy trình canh tác”; xây dựng và ban hành kịp thời các Đề án sản xuất mùa vụ để các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện…
Đại biểu Bùi Nhân Sâm
|
Chưa đồng ý với trả lời của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại biểu Nguyễn Thị Nhuần băn khoăn, với 40 bộ giống, một số bộ giống đưa vào sản xuất chất lượng không cao, bị nhiễm bệnh, nhiều bộ giống chưa được đánh giá kỹ nhưng vẫn đưa vào sản xuất. Vậy bộ giống nào mới là bộ giống chủ lực của tỉnh? Cơ cấu giống, việc kiểm soát giá giống? Viêc hỗ trợ giá theo Nghị định 62, giá giống quá cao so với giá trị thực, thời gian qua nhiều vùng được hỗ trợ giống nhiễm sâu bệnh nặng mất mùa.
Đại biểu Đoàn Đình Anh
|
Đại biểu Bùi Nhân Sâm cho rằng, thời gian qua thực hiện Đề án cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa các giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, xây dựng được nhiều mô hình rất hiệu quả như mô hình dưa lưới, trồng hoa, rau củ quả trong nhà màng, nhà lưới. Tuy nhiên dưa lưới trồng khá nhiều chưa có quy hoạch cụ thể? Với vai trò của tư lệnh ngành xin Giám đốc Sở cho biết giải pháp gì để đảm bảo phát triển sản xuất và tiêu thụ tốt cho người dân?
Đại biểu Nguyễn Minh Đức
|
Đối với việc xả lũ của Hồ Kẻ Gỗ, các đại biểu Trần Viết Hậu, Nguyễn Văn Hổ, Trần Hậu Tám, Đoàn Đình Anh, Nguyễn Thế Hoàn, Bùi Nhân Sâm, Nguyễn Minh Đức cho rằng: Hậu quả ngập lụt là rất nghiêm trọng, mặc dù đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là điều tiết xả lũ tại Hồ Kẻ Gỗ, góp phần hạn chế thiệt hại cho vùng hạ du. Tuy nhiên dư luận đặt ra câu hỏi là tại sao mưa to từ 16-18/10 nhưng không xả lũ mà đến chiều 18/10 khi mưa ở vùng hạ du rất to, ngập lụt nhiều nơi lại xả lũ làm ngập nặng thêm? Đề nghị giám đốc sở cho biết nguyên nhân? phương thức tính toán, thông báo cho người dân trước khi xã lũ; nguyên nhân vì sao xả lũ vào ban đêm; quy trình xả lũ, việc kiểm soát quy trình xả lũ như thế nào? Mức xả tối đa của Hồ Kẻ Gỗ là bao nhiêu, liệu mức xả ở thời điểm lũ lụt vừa qua đã là mức cao nhất hay chưa? Phương án thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau khi xả lũ? Việc xây dựng bản đồ ngập lũ để chủ động trong việc phòng, chống ngập lụt.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề
|
Đại biểu Lê Ngọc Huấn cho rằng thời gian qua việc thực hiện phương án “4 tại chỗ” của tỉnh rất tốt. Vậy có hay không nguyên nhân chủ quan của người dân trong đợt lũ vừa qua.
Quan tâm nhiều đến việc tiêu, thoát lũ, đại biểu Trần Hậu Tám, Đoàn Đình Anh đề nghị cho biết giải pháp đối với thực trạng nhiều cầu, cống trên địa bàn tỉnh nhỏ, không đảm bảo yêu cầu thoát lũ; hiệu quả các tuyến đề xung quanh thành phố, phương án tiêu thoát lũ của thành phố trong thời gian tới.
“Tư lệnh” Ngành Nông nghiệp đã trả lời cụ thể từng vấn đề đại biểu chất vấn. Đồng thời cho biết, việc đưa các bộ giống vào sản xuất, Ngành đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để nỗ lực có các bộ giống chủ lực, chất lượng cao, phù hợp với thỗ nhưỡng từng địa phương, vùng khí hậu trên địa bàn tỉnh. Việc lựa chọn bộ giống thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng cần thời gian rất lâu để thực nghiệm.
Đối với việc xả lũ của Hồ Kẻ Gỗ, Giám đốc Sở NNPTNT cho biết hiện Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du Kẻ Gỗ. Đối với thiệt hại do bão lũ, đề nghị các đơn vị tổng hợp cụ thể để trình cấp có thẩm quyền có phương án hỗ trợ.
Về sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, người dân cần cùng với doanh nghiệp để có phương án sản xuất phù hợp.
Tham gia làm rõ thêm về xả lũ Hồ Kẻ Gỗ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã cung cấp thêm một số thông tin về dung tích, mức nước của Hồ Kẻ Gỗ; nguyên nhân vì sao không xả lũ thời điểm trước mưa lớn; lượng nước về hồ thời điểm từ 18-21/10; phương thức hoạt động, quá trình vận hành của Hồ Kẻ Gỗ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh thời điểm mưa lớn.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)