Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà chủ trì thảo luận tổ
|
Đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các đại biểu HĐND tỉnh bầu trên địa bàn và các phòng, ban UBND huyện Thạch Hà cùng dự.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa trao đổi một số thông tin xung quanh dự thảo nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung số lượng, mức khoán chi phục cấp của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố
|
Tại buổi thảo luận, các thành phần tham dự đã tập trung phân tích, đánh giá những kết quả các chính sách đã đạt được thời gian qua, những mặt còn tồn tại, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh việc nhất trí với các nội dung, dự thảo nghị quyết dự kiến trình kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới, các đại biểu đã có một số ý kiến, kiến nghị góp ý vào các giải pháp, đảm bảo các chính sách sắp ban hành có tính khả thi cao, phù hợp thực tiễn và góp ý cụ thể như:
Trưởng phòng Tài chính huyện Thạch Hà Đồng Xuân Vân: Đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ các xã bị ảnh hưởng bởi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê nhằm phát triển kinh tế xã hội
|
Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Thạch Hà Đoàn Tiến Đạt: Hiện nay Thạch Hà còn 1.221 đối tượng dân công hỏa tuyến đã có hồ sơ gửi cấp trên nhưng chưa được giải quyết
|
Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường Hoàng Việt Hùng: đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ ngân sách cho các huyện trong xử lý rác thải
|
Đối với các nhóm kiến nghị của cử tri Thạch Hà đề nghị tại kỳ họp thứ 7 đã có 6 nhóm ý kiến đã được giải quyết dứt điểm, đạt tỷ lệ 54,54%; hiện còn 5 nội dung đang được tập trung xử lý. Qua tiếp xúc, cử tri kiến nghị nhiều lần về việc giải quyết dứt điểm chế độ dân công hỏa tuyến theo quyết định 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên hiện nay còn tồn đọng khá lớn; riêng trên địa bàn huyện Thạch Hà mới giải quyết được 7.587/8.808 đối tượng đạt tỷ lệ 86,14%; có 30 xã với 1.221 đối tượng chưa được giải quyết (đã có hồ sơ gửi cấp trên). Trên lĩnh vực tài nguyên môi trường, đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ ngân sách cho các huyện trong xử lý rác thải trên địa bàn (mỗi năm huyện Thạch Hà chi 12 - 15 tỷ đồng để hỗ trợ xử lý rác thải trong khi tỉnh chỉ hỗ trợ 1 tỷ đồng/năm nên hiện nay việc xử lý rác gặp nhiều khó khăn). Thời gian qua, trên địa bàn các xã vùng bãi ngang Thạch Hà tình trạng tàu thuyền ngoại tỉnh sử dụng giã cào khai thác gần bờ ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hư hỏng ngư lưới cụ và tận diệt nguồn lợi thủy sản, đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng giải quyết. Trên địa bàn Thạch Hà có một số dự án cho thuê đất đã từ lâu nhưng ko triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, đề nghị tỉnh có giải pháp thu hồi đất. Việc giao đất ở trái thẩm quyền cho dân còn tồn đọng khá nhiều và vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề nghị có giải pháp xử lý.
Bên cạnh đó, các thành phần tham dự đề nghị quan tâm việc lắp các camera an ninh trên địa bàn toàn tỉnh. Hỗ trợ thẻ BHYT cho thành viên hộ gia đình có mức thu nhập trung bình bị mắc bệnh hiểm nghèo theo danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định tại nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cẩn trọng trong việc thu hồi đất, nhất là đất rừng, đất nông nghiệp để phục vụ các dự án điện mặt trời.
Đại biểu HĐND tỉnh Trần Hậu Tám: Cẩn trọng trong việc thu hồi đất rừng, đất nông nghiệp thực hiện các dự án điện mặt trời
|
Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Thắng: Hiện nay còn nhiều băn khoăn về việc sử dụng cơ sở vật chất; tên xã, các thôn, xóm, tổ dân phố; chính sách cán bộ dôi dư… sau sáp nhập, đề nghị tỉnh quan tâm
|
Phó Trưởng Công an huyện Thạch Hà Nguyễn Kế Phú: quan tâm việc lắp các camera an ninh trên địa bàn toàn tỉnh; xử lý tình trạng tàu giã cào ngoại tỉnh khai thác gần bờ
|
Đối với các nhóm giải pháp cuối năm 2019, kế hoạch năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 đề nghị tỉnh có chính sách đặc thù hỗ trợ cho các xã bị ảnh hưởng của dự án mỏ sắt Thạch Khê nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân. Về chính sách phát triển bóng đá của tỉnh, dự thảo nghị quyết quy định trong 11 năm chỉ đào tạo bồi dưỡng 6 lớp và chi ngân sách 80 triệu đồng/lớp/năm là hơi thấp, chưa tạo điều kiện tốt nhất để thể thao quần chúng phát triển, tìm kiếm các tài năng, đề nghị tăng số lớp và tăng hỗ trợ 120 triệu đồng/lớp/năm.
Đối với dự thảo nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung số lượng, mức khoán chi phục cấp của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố. Hiện nay còn nhiều băn khoăn về việc sử dụng cơ sở vật chất; tên xã, các thôn, xóm, tổ dân phố; chính sách cán bộ dôi dư… sau sáp nhập, đề nghị tỉnh quan tâm.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y tiếp thu các ý kiến thảo luận của đại biểu tham dự
|
Phát biểu tại cuộc thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cho rằng các đề án, chính sách trình tại kỳ họp HĐND tỉnh lần này đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, có tác động lớn đến các lĩnh vực của đời sống; được các ngành, đơn vị chuẩn bị chu đáo, sát với thực tiễn, có đánh giác tác động chính sách và mang tính khả thi cao. Đồng thời, thông tin thêm một số nội dung liên quan đến tình hình kinh tế xã hội; công tác cải cách hành chính và làm rõ một số chính sách liên quan đến cán bộ thôn xóm, sáp nhập xã, thôn, tổ dân phố. Đối với việc xử lý cơ sở vật chất, cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, thôn xóm, tổ dân phố đồng chí đề nghị huyện cần rà soát, tính toán kỹ, có lộ trình phù hợp, tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận cao trong Nhân dân.
Đối với các ý kiến của đại biểu, Tổ sẽ tổng hợp đầy đủ, xem xét, phản ánh tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa XVII.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)