Thảo luận về tình hình KTXH 6 tháng đầu năm 2021, các đại biểu cho rằng: Năm 2021, mặc dù trong bối cảnh có nhiều khó khăn do hậu quả thiên tai năm 2020 và đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, dịch bệnh trong chăn nuôi kéo dài… nhưng cả hệ thống chính trị đã quyết liệt, tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu “kép”; nhờ vậy, nhiều chỉ tiêu vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) xếp thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ, xếp thứ 27/63 tỉnh, thành cả nước; sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện; sản xuất công nghiệp duy trì, từng bước lấy lại đà tăng trưởng; thu ngân sách đảm bảo tiến độ; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; thu hút đầu tư có nhiều tín hiệu tốt, kêu gọi được một số tập đoàn lớn quan tâm, nghiên cứu đầu tư vào Hà Tĩnh... Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhận được sự hưởng ứng tích cực, đồng thuận của Nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Hà (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại thành phố Hà Tĩnh)
|
Đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch Covid - 19, thực hiện “mục tiêu kép” được tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, các giải pháp phòng, chống dịch được triển khai đồng bộ; các cấp, các ngành, nhất là các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội đã nỗ lực, thực hiện tốt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch và chúng ta đã khống chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Các đại biểu cũng cơ bản nhất trí với 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm mà báo cáo đã đề ra, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến trên các lĩnh vực, cụ thể:
Đại biểu Lê Trung Phước (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại thị xã Kỳ Anh)
|
Trên lĩnh vực kinh tế, để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách bền vững, thu hút đầu tư; đại biểu Lê Trung Phước (Tổ đại biểu thị xã Kỳ Anh) đề nghị sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, từ đó xác định được định hướng phát triển, tập trung cho công tác thu hút đầu tư theo chiến lược bền vững. Tập trung giải pháp, hỗ trợ tăng vốn Quỹ phát triển đất của tỉnh và dự toán chi ngân sách tỉnh để giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh. Tiếp tục đồng hành với các nhà đầu tư, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, nhất là các dự án trọng điểm; phát triển trung tâm dịch vụ cảng biển, logistics. Có giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn.
Đại biểu Nguyễn Văn Danh (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại thị xã Hồng Lĩnh)
|
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Hà (Tổ đại biểu thành phố Hà Tĩnh) và đại biểu Nguyễn Văn Danh (Tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh), đại biểu Phạm Nghĩa (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) đề nghị để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm là 9% cần có các giải pháp quyết liệt hơn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn từ ngân sách Trung ương còn đạt thấp. Ban hành các chính sách riêng cho các địa phương xây dựng huyện nông thôn mới; nhất là ưu tiên đưa các Công trình dự án nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2021 mà chưa bố trí được nguồn vốn thực hiện (Chợ đình Quán trại, Can Lộc); hỗ trợ các thị trấn mới được công nhận, đang gặp nhiều khó khăn (thị trấn Đồng Lộc).
Đại biểu Nguyễn Văn Tuấn (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Vũ Quang)
|
Đại biểu Nguyễn Văn Tuấn (Tổ đại biểu huyện Vũ Quang), đề nghị cần ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo pháp lý về phòng chống Covid 19 cho các doanh nghiệp, doanh nhân. Khi Chính phủ xây dựng hoàn thành nền tảng số thì ưu tiên phát triển chính quyền số, kinh tế số, trước mắt cho triển khai nghiên cứu pháp lý về số hóa, quản lý tốt xã hội số, phát huy các loại hình dịch vụ hiện hữu về công nghệ thông tin, viễn thông, ngân hàng và bảo hiểm. Có giải pháp kích thích huy động và phát triển nguồn lực của xã hội về đầu tư các dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người, nhất là giáo dục, y tế và thể thao, mở rộng các dịch vụ phục vụ đời sống công cộng, gia đình. Sớm có giải pháp tích cực, hiệu quả xúc tiến đầu tư thông qua các tổ chức ngoại giao, dịch vụ ngoại giao.
Đại biểu Nguyễn Quang Thọ (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Hương Sơn)
|
Đối với sản xuất nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Quang Thọ (Tổ đại biểu Hương Sơn) và đại biểu Nguyễn Văn Danh (Tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) đề nghị thực hiện Đề án tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cần gắn với ưu tiên các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về tái cơ cấu nông nghiệp. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện các đề án, chính sách của ngành nông nghiệp thời gian qua. Xây dựng cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trong đó tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, chuyển đổi số, thúc đẩy hình thành và mở rộng liên kết, hợp tác giữa người nông dân và doanh nghiệp tạo thành các chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Đại biểu Lê Thành Đông (Tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) đề nghị Sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Quan tâm nhân rộng các mô hình phá bỏ bờ vùng, bờ thửa, xây dựng cánh đồng lớn gắn với tuyên truyền, thực hiện Đề án tích tụ, tập trung đất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.
Đối với vấn đề hiệu quả cây Cao su, đại biểu Từ Thị Hòa (Tổ đại biểu huyện Hương Khê) và đại biểu Nguyễn Quang Thọ (Tổ đại biểu huyện Hương Sơn) đề nghị đánh giá hiệu quả về kinh tế, lao động, tác động đến môi trường để xem xét cắt chuyển phần diện tích sản xuất cây cao su kém hiệu quả về địa phương quản lý, giao cho người dân sản xuất, ổn định cuộc sống hoặc bổ sung quỹ đất để quy hoạch, kêu gọi, thu hút các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm cho người dân. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu các Công ty Cao su trên địa bàn tỉnh, cần thực hiện đảm bảo chủ trương của tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn và quan tâm đến các kiến nghị chính đáng của người dân.
Đại biểu Từ Thị Hòa (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Hương Khê)
|
Liên quan đến xử lý những bất cập trong công tác giao đất, giao rừng tự nhiên cho Nhân dân quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đại biểu Từ Thị Hòa (Tổ đại biểu huyện Hương Khê) đề nghị tiếp tục nghiên cứu ban hành, điều chỉnh các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025 theo hướng hỗ trợ kinh phí đối với các hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất rừng tự nhiên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu rừng trên diện tích rừng tự nhiên được giao. Hỗ trợ giống, kỹ thuật đối với một số loài cây bản địa (lim, dỗi, táu,...), cây dược liệu (kim tiền thảo), các lâm sản ngoài gỗ (thông, song mây, các loại động vật hoang dã,...), phù hợp với điều kiện, hình thành nên các mô hình nông lâm kết hợp, tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, giao rừng, vừa góp phần giảm nghèo bền vững, vừa đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Đại biểu Nguyễn Văn Tuấn (Tổ đại biểu huyện Vũ Quang) đề nghị bảo vệ, khôi phục và phát triển các cây giống, hạt giống bản địa đã tương thích với thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng tại các địa phương, nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ rừng sản xuất gỗ nguyên liệu có giá trị gia tăng thấp, ảnh hưởng môi trường sang trồng cây dược liệu bảo vệ sức khỏe cho con người.
Đại biểu Nguyễn Tiến Hùng (Tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) đề nghị nghiên cứu thêm chính sách, triển khai các biện pháp lấy các mô hình, các sản phẩm OCOP làm hạt nhân; từ đó mở rộng liên kết những người sản xuất, tạo vùng nguyên liệu bền vững, phát triển quy mô các cơ sở chế biến của từng địa phương.
Đại biểu Trần Quang Tuấn (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Đức Thọ)
|
Đề cập đến dịch bệnh trên gia súc, đại biểu Trần Quang Tuấn (Tổ đại biểu huyện Đức Thọ) và đại biểu Từ Thị Hòa (Tổ đại biểu huyện Hương Khê) đề nghị nghiên cứu căn bản về bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò nhằm đề xuất Trung ương đưa vào danh mục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để có cơ chế chính sách tiêm phòng định kỳ và hỗ trợ một phần cho các hộ có gia súc chết và vắc xin tiêm phòng viêm da nổi cục; hỗ trợ người dân mua con giống phát triển đàn vật nuôi, nhất là đối với các hộ nghèo, cận nghèo. Sớm có cơ chế chính sách hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi.
Về sản xuất công nghiệp, thương mại, đại biểu Nguyễn Văn Danh (Tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) đề nghị tập trung chỉ đạo các huyện, thành, thị đôn đốc các nhà đầu tư khởi công các dự án trên địa bàn khi đã hoàn thành các thủ tục theo quy định. Rà soát lại các dự án đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng sau nhiều năm không triển khai, thực hiện. Đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai theo tiến độ, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan có biện pháp quyết liệt để chấn chỉnh và yêu cầu các chủ đầu tư triển khai.
Đại biểu Nguyễn Quang Thọ (Tổ đại biểu huyện Hương Sơn), Trần Quang Tuấn (Tổ đại biểu huyện Đức Thọ) đề nghị tập trung chỉ đạo, hướng dẫn xử lý tài sản gắn liền với đất dôi dư do quá trình sáp nhập xã, thôn, trường học, trạm y tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Đức Tới (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại Cẩm Xuyên)
|
Đồng ý với đại biểu Lê Trung Phước, bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Đức Tới (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề nghị cần phải quan tâm việc phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh và đảm bảo môi trường tạo sự bền vững và có chiều sâu trong việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp gắn với khu dân cư, đảm bảo đời sống cho Nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Tiến Hùng (Tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) đề nghị cần có chỉ đạo cụ thể đối với các ngành, địa phương triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp; thống nhất quy trình, thủ tục xem xét chủ trương đầu tư trên từng lĩnh vực, địa bàn giúp cho các địa phương phát huy tính chủ động phối hợp với các nhà đầu tư; định hướng vùng và hỗ trợ địa phương trong thu hút các dự án lớn tạo động lực cho phát triển KTXH trên địa bàn…
Xung quanh lĩnh vực văn hóa xã hội, chế độ chính sách, đại biểu Nguyễn Văn Danh (Tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh), Mai Ngọc Việt (Tổ đại biểu huyện Thạch Hà), Nguyễn Tiến Hùng (Tổ đại biểu huyện Kỳ Anh), đề nghị đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong việc cưới, việc tang, nhất là phát huy nêu gương của đội ngũ cán bộ các cấp. Ban hành cơ chế, chính sách đầu tư trang thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn; hỗ trợ địa phương xây dựng trụ sở làm việc riêng cho Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã; nghiên cứu tăng chế độ trực cho cán bộ y tế cấp xã, hiện nay vẫn còn thấp. Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho những cán bộ nghỉ hưu trước tuổi. Ban hành cơ chế, chính sách tăng định mức hỗ trợ cho lực lượng Dân quân tự vệ được gọi đi huấn luyện và làm nhiệm vụ khác. Sớm khắc phục tình trạng thiếu, thừa cục bộ công chức, viên chức ở một số ngành, các địa phương; có giải pháp trước mắt cũng như lâu dài giải quyết tình trạng thiếu bác sỹ cho các huyện, cho y tế cơ sở, thiếu giáo viên các cấp học mầm non, tiểu học.
Đại biểu Nguyễn Tiến Hùng (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Kỳ Anh)
|
Về xã hội hóa trong giáo dục, đại biểu Nguyễn Tiến Hùng (Tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) đề nghị nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các chủ trương, quy định của Trung ương nhằm khơi dậy những nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh, sự đồng thuận từ Nhân dân, phát huy nguồn lực tại chỗ đảm bảo điều kiện cho ngành giáo dục đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học trong các trường công lập.
Đối với việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở, đại biểu Trần Quang Tuấn (Tổ đại biểu huyện Đức Thọ) đề nghị đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học văn hóa, nghề tối thiểu; tăng biên chế đội ngũ giáo viên văn hóa đảm bảo 1,42 giáo viên/lớp; hàng năm hỗ trợ nguồn ngân sách chi hoạt động giáo dục đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
|
Đại biểu Phạm Nghĩa (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Can Lộc)
|
Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, đại biểu Phạm Nghĩa (Tổ đại biểu huyện Can Lộc), Lê Thành Đông (Tổ đại biểu huyện Nghi Xuân), đề nghị chủ động kích hoạt hệ thống phòng dịch ở các địa phương và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón nhận công dân là con em Hà Tĩnh từ vùng dịch về cách ly, điều trị khi có chủ trương và yêu cầu. Chủ động cơ sở vật chất, vật tư, y tế và nguồn lực để đáp ứng khi tình huống dịch bùng phát mạnh trở lại. Triển khai tiêm Vắc xin kịp thời cho các đối tượng ưu tiên và Nhân dân khi có nguồn cung. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về công tác phòng chống, dịch bệnh; quan tâm và phát huy vai trò tổ covid cộng đồng. Chủ động rà soát các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, gắn với dịp kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 để làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa và an sinh xã hội, nhằm hỗ trợ, khắc phục khó khăn kịp thời đối với người dân và doanh nghiệp
Đại biểu Lê Thành Đông (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Nghi Xuân)
|
Trên lĩnh vực tư pháp, cải cách hành chính, đại biểu Nguyễn Đức Tới (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề nghị kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của công dân trong các giao dịch hành chính liên quan đến chứng minh nhân dân và căn cước công dân. Đại biểu Nguyễn Văn Danh (Tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) đề nghị UBND tỉnh cần phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan một số lĩnh vực, nội dung bị tụt hạng so với những năm trước để có những giải quyết quyết liệt hơn, sát thực tiễn hơn nhằm nâng cao thứ hạng.
Đại biểu Lê Thị Quỳnh Hoa (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Lộc Hà)
|
Đại biểu Lê Thị Quỳnh Hoa (Tổ đại biểu huyện Lộc Hà) và đại biểu Phạm Nghĩa (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) đề nghị rà soát lại các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trong nhiệm kỳ trước chưa được điều tra, xử lý trên từng địa bàn; đấu tranh, xử lý các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để giải quyết ngay từ đầu nhiệm kỳ. Chỉ đạo các cấp, các ngành xiết chặt công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường. Chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải trình của người đứng đầu đối với những vấn đề người dân quan tâm. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường phục vụ người dân và doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh thái độ, trách nhiệm và tinh thần phục vụ của công chức, viên chức trong giải quyết công việc theo chức trách, nhiệm vụ được phân công. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch biên chế đã được HĐND tỉnh giao; kịp thời phê duyệt kế hoạch tuyển dụng số công chức, viên chức còn thiếu tại các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.
Tăng cường giám sát, đánh giá cụ thể về hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống ma túy. Giám sát chặt chẽ công tác quản lý cai nghiện, công tác phối hợp cai nghiện và xem xét có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho các cơ sở cai nghiện, đảm bảo các điều kiện giúp người nghiện cai nghiện đạt hiệu quả, tái hòa nhập cộng đồng tốt.
Đại biểu Mai Ngọc Việt (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Thạch Hà)
|
Xung quanh việc phòng chống thiên tai, bão lũ, đại biểu Nguyễn Đức Tới (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) đề nghị ngoài việc làm nhà ở cho người có công, hộ nghèo đặc biệt là các hộ gặp khó khăn trong lũ lụt, làm nhà văn hoá kết hợp phòng tránh lũ cần quan tâm 4 tại chổ, đồng thời thường xuyên kiểm tra các hồ, đập, xã lũ đúng quy trình để giảm thiểu thiệt hại.
Liên quan đến các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp, cơ bản các đại biểu HĐND tỉnh đều đồng tình với các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)