… Về tình hình phát triển tế - xã hội: Giai đoạn 2011-2013, kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển theo hướng bền vững, có sự thay đổi về chất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 14,8%, trong đó năm 2011 đạt 11,68%, năm 2012 đạt 13,44%, năm 2013 dự kiến đạt 19,2%; GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng. Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ chiếm 81,71%; lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn 18,29% trong cơ cấu GDP của tỉnh, chỉ tiêu cơ cấu kinh tế đã gần về đích so với mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu trao đổi bên lề kỳ họp |
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013 ước đạt trên 117 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2006-2010; riêng năm 2013 dự kiến đạt trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 51% so với kế hoạch, tăng hơn 24 nghìn tỷ đồng so với năm 2012 và gấp 2,3 lần so với năm 2011. Đây là yếu tố đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh nhà.
Tổng vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2011-2013 đạt 22.537,5 tỷ đồng; trong đó, năm 2013 đạt 10.337,5 tỷ đồng, tăng 4.639,5 tỷ đồng so với năm 2011. Phấn đấu giải ngân cả năm 2013 đạt trên 97%, trong đó các nguồn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ và tạm ứng ngân sách Trung ương đạt 100% kế hoạch vốn.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013 đạt 12.485 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2006-2010; năm 2013 ước đạt trên 5.500 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách nội địa đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 58,5% kế hoạch Trung ương giao, tăng 7,9% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao, tăng 47,2% so với năm 2012; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.000 tỷ đồng, bằng kế hoạch Trung ương và tỉnh giao, tăng 2% so với năm 2012. Hà Tĩnh thuộc nhóm tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao, hoàn thành kế hoạch từ tháng 9 năm 2013, trong lúc cả nước dự kiến thu ngân sách không đạt kế hoạch. Cơ cấu nguồn thu ngân sách có chuyển biến tích cực, trong đó thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 85,6% tổng thu ngân sách.
Công tác quy hoạch được chỉ đạo triển khai tích cực; tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; các địa phương, đơn vị rà soát và triển khai xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, địa phương để cụ thể hóa và phù hợp với các nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu, định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đạt kết quả cao và toàn diện. Năm 2013 đạt 62 triệu đồng/ha, tăng 18 triệu đồng/ha so với năm 2010 (mục tiêu đến năm 2015 là 65 triệu đồng/ha).
Chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức gia trại, trang trại công nghiệp, quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp, từng bước tổ chức lại chăn nuôi nông hộ tạo khối lượng hàng hóa có chất lượng cao. Tỷ trọng chăn nuôi quy mô trang trại tăng nhanh. Đến nay, toàn tỉnh có 117 cơ sở chăn nuôi lợn liên kết quy mô từ 300-2.500 con (tăng 63 cơ sở so với năm 2012); phát triển mạnh đàn bò thịt chất lượng cao, hình thành được 281 mô hình chăn nuôi bò gia trại quy mô từ 10 - 40 con, đàn hươu có 34,5 nghìn con; tổ chức đưa vào thử nghiệm mô hình bò thịt chất lượng cao giống Charolaise - Thái Lan, bò 3B (BBB) bước đầu đạt kết quả.
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2013 ước đạt 4,44%/năm (mục tiêu là đến năm 2015 đạt 3,3%), trong đó năm 2011, tăng 4,36%, năm 2012 tăng 4,58%, dự kiến năm 2013 tăng 4,39%; sản lượng lương thực năm 2011 đạt 49,56 vạn tấn, năm 2012 đạt 50,5 vạn tấn, năm 2013 ước đạt 50,6 vạn tấn (mục tiêu đến năm 2015 là trên 51 vạn tấn).
Chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng; đầu năm đến nay toàn tỉnh chỉ xảy ra 01 vụ cháy rừng, với diện tích thiệt hại 3,75ha, giảm 91,6% so với năm 2012. Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2013 đạt 50%.
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển nhanh và bền vững: Phát triển diện tích nuôi tôm thâm canh, công nghiệp, an toàn sinh học, có giá trị kinh tế cao. Sản xuất tôm giống có bước phát triển mới; thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 ước đạt 41.892 tấn, tăng 3,1% so với năm 2012. Năng lực đội tàu đánh bắt xa bờ được tăng cường, cải hoán, đóng mới 59 chiếc công suất trên 90CV, nâng đội tàu xa bờ lên 114 chiếc.
Đồng chí Võ Kim Cự, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại kỳ họp |
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tiếp tục đạt những kết quả rõ nét. Hệ thống cơ chế, chính sách được ban hành đồng bộ, kịp thời và phát huy hiệu quả. Nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngày càng rõ hơn, trong 3 năm xây dựng được 1.599 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu trên 100 triệu đồng/năm (năm 2013 dự kiến 1.000 mô hình). Kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp; tổng huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới trong 3 năm đạt khoảng 21.055 tỷ đồng (ước năm 2013 đạt 11.000 tỷ đồng). Tổ chức, thực hiện các tiêu chí nông thôn mới có sự chuyển biến tích cực. Dự kiến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 7 xã về đích nông thôn mới.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từng bước khắc phục khó khăn do suy giảm kinh tế, tập trung khôi phục và phát huy năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Giá trị sản xuất năm 2013 ước đạt 7.513,3 tỷ đồng, tăng 15,5%, cơ cấu sản xuất nội ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng. Các dự án trọng điểm tiếp tục được triển khai theo đúng kế hoạch; một số dự án quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng; khởi công và triển khai thực hiện một số dự án mới...Tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn và hạ tầng cụm công nghiệp được quan tâm, hoàn thiện các đề án phát triển công nghiệp nông thôn. Thu hút 74 doanh nghiệp đăng ký vào các cụm công nghiệp, với tổng mức đầu tư 1.731 tỷ đồng, trong đó 64 dự án đã đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư 578,25 tỷ đồng. Hệ thống lưới điện được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt.
Thương mại, dịch vụ từng bước phát triển, tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường; Hoạt động tín dụng ngân hàng gắn với triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp; Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh; Hoạt động khoa học công nghệ và công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục được tăng cường
Lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; đảm bảo an sinh xã hội; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; Cải cách hành chính tiếp tục được tăng cường; Quốc phòng - an ninh đảm bảo, trật tự an toàn xã hội giữ vững
Một số tồn tại, khó khăn như: Sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp đang chiếm tỷ lệ thấp trong sản xuất, một số sản phẩm phát triển chưa bền vững, khả năng cạnh tranh còn thấp; Một số địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả còn thấp; việc chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu bộ giống, quản lý chất lượng về vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giống chưa chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng giống kém, giá cả cao, cung cấp chưa kịp thời, còn để tình trạng gieo cấy trước lịch thời vụ, với giống không phù hợp theo đề án của tỉnh; Một số dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi (như: dịch lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm,…) tái phát tại nhiều địa phương; kết quả tiêm phòng đạt thấp so với chỉ tiêu kế hoạch.
- Một số huyện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thiếu quyết liệt, chưa sâu sát; mô hình sản xuất có hiệu quả chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hộ gia đình nông thôn; liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ phát triển chưa đồng đều giữa các địa phương; kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới còn chênh lệch lớn giữa các địa phương có điều kiện tương đồng; một số xã phấn đấu về đích 2013 nhưng đến nay một số tiêu chí chưa đạt chuẩn. Một số tiêu chí mức độ tiến triển còn thấp như môi trường, thuỷ lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hoá; Sản xuất công nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao. Tiến độ triển khai một số dự án lớn còn chậm như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, các dự án bất động sản tại thành phố Hà Tĩnh… làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
… Về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2014 được xác định cụ thể trên các lĩnh vực: về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 23%. GDP bình quân đầu người trên 30 triệu đồng. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 23,08%; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 138 triệu USD; kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn 2.900 triệu USD. Thu ngân sách phấn đấu đạt 7.100 tỷ đồng (thuế, phí 5.365 tỷ đồng, tiền sử dụng đất 700 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.035 tỷ đồng). Sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 65 triệu đồng/ha/năm; có 20 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới; độ che phủ rừng đạt 50,3%.
Về xã hội: Giảm tỷ lệ sinh 0,5‰, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm xuống còn 10,65‰. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2-3%. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 69%, tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 70%. Tạo việc làm 3,2 vạn lượt người, đào tạo nghề 21,5 nghìn lượt người. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 14,6% (giảm 0,8%).
Về quốc phòng - an ninh: 100% đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu, 100% xã, phường ổn định chính trị.
Để thực hiện các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra các giải pháp: Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng và duy trì phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững. Hỗ trợ, kêu gọi và phát huy các nguồn lực từ doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh đào tạo và giải quyết việc làm; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và phát triển kinh tế đối ngoại; Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, quản lý tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục cải cách hành chính; Tăng cường quốc phòng - an ninh, phòng, chống tham nhũng …
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 26 nghị quyết quan trọng ( 13/12)
- Khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ( 13/12)
- Chủ động thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy tinh gọn ( 13/12)
- Tư lệnh ngành Tài nguyên Môi trường trả lời chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm ( 12/12)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng, học phí trường nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm “nóng” nghị trường ( 12/12)
- Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ( 12/12)