|
Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được các đại biểu Quốc hội bầm nút thông qua với tỷ lệ 92,53% biểu quyết tán thành. Luật có bố cục gồm 03 Điều, trong đó Điều 1 gồm 75 khoản tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính theo hướng bổ sung, nâng mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực; sửa đổi tên, bổ sung, bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt; nâng thẩm quyền xử phạt của một số chức danh; sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục xử phạt và việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm hành chính... và một số quy định chung của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 3 quy định Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
Với tỷ lệ 93,15% biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật Cư trú (sửa đổi) gồm 07 chương, 38 điều. Luật sửa đổi nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; đồng thời, nhằm ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, Luật ban hành 02 chính sách mới: bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; đơn giản hoá các trình tự, thủ tục đăng ký cư trú để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
Các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh tham gia biểu quyết
|
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 93,36% biểu quyết tán thành. Với 8 chương, 74 điều, Luật tập trung sửa đổi các nội dung: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; quyền và nghĩa vụ của người lao động; về bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; về chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp... Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
Thông qua với tỷ lệ 94,61%, Luật Thỏa thuận quốc tế gồm 7 chương, 52 điều, nhằm tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc hơn để thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về hội nhập quốc tế, đáp ứng những nhu cầu về pháp luật và thực tiễn đặt ra, tạo cơ sở cho việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và quy định tại Điều 12 Hiến pháp về hội nhập quốc tế, điều chỉnh quy định về ký kết thỏa thuận quốc tế phù hợp với các văn bản mới được ban hành, đáp ứng nhu cầu ký kết văn bản hợp tác quốc tế ở các cấp chưa được quy định trong Pháp lệnh và khắc phục những điểm chưa thống nhất về kỹ thuật trong Pháp lệnh 2007 gây khó khăn cho việc giải thích và thực hiện. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
Cùng tại phiên họp này, Quốc hôi cũng đã thông qua 02 Nghị quyết. Với 92,15% tán thành, Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 được thông qua phân bổ tổng số thu ngân sách trung ương là 739.401 tỷ đồng và tổng số thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng; Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.058.271 tỷ đồng, trong đó dự toán 350.804 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thông qua nhằm xây dựng khung pháp lý về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc để triển khai lực lượng tham gia theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ huy, điều hành, thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo hợp lý chế độ chính sách; chuẩn hóa quy trình, thủ tục pháp lý trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, triển khai, điều chỉnh, rút lực lượng và xử lý những vấn đề phát sinh tại địa bàn./.
Tin mới cập nhật
- Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh ( 22/11)
- Hoạt động giám sát cần đổi mới, thực chất và hiệu quả ( 22/11)
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước ( 22/11)
- Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thông qua các dự án Luật, Nghị quyết và bế mạc ( 20/11)
- Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông quốc gia ( 13/11)
- Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ( 12/11)