Trước hết, tham gia thảo luận về dự án Luật Đầu tư công, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khẳng định việc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công theo hướng toàn diện và sát thực hơn. Do đó, đại biểu thống nhất với Chính phủ về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và lấy tên gọi của dự án Luật này là Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Phó trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu thảo luận tại tổ |
Đại biểu cho rằng trên cơ sở khung vững chắc của Luật Đầu tư công, nhà nước cần tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương một cách rõ nét trong quyết định, phê duyệt đầu tư mà gốc là từ nguồn đầu tư của địa phương trên cơ sở danh mục được duyệt và linh hoạt trong thực hiện, từ đó quy định rõ trách nhiệm của Trung ương và địa phương. Việc phân cấp, phân quyền cần phải gắn với cơ chế quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Cũng theo đại biểu, việc phân quyền cho Thường trực HĐND trong lĩnh vực đầu tư công là cần thiết, bởi trong Thường trực HĐND có các thành viên là Trưởng các Ban HĐND, là những người có đủ năng lực, trình độ thẩm định, quản lý, giám sát, phản biện và trách nhiệm rất cao. Vì vậy việc giao thẩm quyền cho Thường trực HĐND sẽ khắc phục những vướng mắc trong quá trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án, đảm bảo tiến độ và tạo cơ hội của các nhà đầu tư.
Đồng thời đại biểu nhấn mạnh việc cần thiết phải tập trung mạnh vào công tác hậu kiểm, tránh tình trạng dàn trải, lãng phí và gây thất thoát trong lĩnh vực đầu tư công.
Hơn nữa, đại biểu cho rằng cần phải mở rộng dự án đầu tư công khẩn cấp gắn với việc phòng chống thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu nhằm khắc phục càng sớm càng tốt, giảm thiểu tối đa những hậu quả do thiên nhiên gây ra.
Ngoài ra, đại biểu đề nghị điều chỉnh tiêu chí phân loại các công trình dự án quan trọng quốc gia trên cơ sở căn cứ vào số liệu được tính toán cụ thể trong quá trình triển khai đầu tư dự án, nâng mức đầu tư với tính chất quan trọng của dự án, đảm bảo tính khả thi, năng lực kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng và tránh tình trạng lách luật của các chủ đầu tư.
Đối với Luật Quản lý Thuế, Phó trưởng Đoàn khẳng định thời gian qua ngành Thuế và ngành Tài chính đã có những cải cách, đổi mới trong phương thức quản lý, điều hành và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, góp phần xây dựng hệ thống dữ liệu rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần phải có cơ chế quy định rõ ràng mối quan hệ giữa Kiểm toán nhà nước, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Thuế, các nội dung cụ thể trong tổ chức thực hiện quản lý Thuế.
Cũng tại buổi thảo luận sáng nay, đồng chí Vương Đình Huệ - Phó Thủ tướng Chính Phủ, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã phát biểu ý kiến làm rõ hơn những vấn đề, quan điểm, định hướng và tính chuyên sâu của dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật Quản lý Thuế. Đồng thời Phó Thủ tưởng cũng đã tiếp thu và giải trình một số ý kiến của các đại biểu tại tổ.
Tin mới cập nhật
- Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh ( 22/11)
- Hoạt động giám sát cần đổi mới, thực chất và hiệu quả ( 22/11)
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước ( 22/11)
- Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thông qua các dự án Luật, Nghị quyết và bế mạc ( 20/11)
- Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông quốc gia ( 13/11)
- Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ( 12/11)